Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Để làm rõ giá trị lịch sử của “Hệ tư tưởng Đức“ trong sự tiến triển quan niệm của C.Mác và Ph.Ăngghen về tôn giáo, trước hết, tác giả đã chỉ ra và phân tích bối cảnh lịch sử hình thành quan niệm của các ông về tôn giáo. | HỆ TƯ TƯỞNG ĐỨC TRONG Sự TIẾN TRIỂN QUAN NIỆM CỦA C.MÁC VÀ PH.ĂNGGHEN VỀ TÔN GIÁO NGUYỄN QUANG HƯNG Để làm rõ giá trị lịch sử của Hệ tư tưởng Đức trong sự tiến triển quan niệm của C.Mác và Ph.Ăngghen về tôn giáo trước hết tác giả đã chỉ ra và phân tích bối cảnh lịch sử hình thành quan niệm của các ông về tôn giáo. Tiếp đó tác giả đã luận giải những luận điểm chủ yếu của các ông về tôn giáo trong Hệ tư tưởng Đức để qua đó khẳng định đây là tác phẩm đánh dấu bước đột phá trong quan niệm của các ông về tôn giáo khi coi tôn giáo là một hình thái ý thức xã hội bị chi phối bởi cơ sở kinh tế và điều kiện xã hội mang tính lịch sử - cụ thể và do vậy khi nghiên cứu quan niệm của các ông về tôn giáo không nên tuyệt đối hoá mà cần có quan điểm lịch sử - cụ thể. Trong những năm gần đây ở Việt Nam đã xuất hiện không ít công trình nghiên cứu quan niệm của các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác -Lênin về tôn giáo và vai trò của nó đối với chính sách tôn giáo của nhà nước ta . Tuy vậy vì nhiều lý do khách quan và chủ quan các công trình nghiên cứu có hệ thống về vấn đề này chưa nhiều. Vấn đề có sự khác biệt hay không trong quan niệm về tôn giáo của C.Mác Ph.Ăngghen thời trẻ và sau này hầu như chưa được giới nghiên cứu quan tâm. Phân tích quan niệm của C.Mác và Ph.Ăngghen về tôn giáo trong Hệ tư tưởng Đức và một số tác phẩm trước Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản đồng thời chỉ ra những bước tiến triển trong quan niệm của hai ông về tôn giáo là chủ đề của bài viết này. I. Bối cảnh lịch sử hình thành quan niệm C.Mác và Ph.Ăngghen về tôn giáo Theo chúng tôi khi phân tích những yếu tố ảnh hưởng tới quan niệm về tôn giáo của C.Mác và Ph.Ăngghen cần nhấn mạnh hai điểm sau Thứ nhất đó là hoàn cảnh chính trị - xã hội ở Đức và châu Âu sau Cách mạng tư sản Pháp 1789 - 1794. Đương thời Ph.Ăngghen từng ví triết học cổ điển Đức là lý luận của người Đức về Cách mạng tư sản Pháp 1 . Thực tế cả triết học Mác cũng chịu ảnh hưởng lớn của cuộc Cách mạng này. Nước Pháp và châu Âu nói chung sau Cách mạng tư sản .