Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Tham khảo bài viết 'thông tin cơ bản về liên hiệp quốc và quan hệ với việt nam_4', tài liệu phổ thông, ôn thi đh-cđ phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả | THÔNG TIN CƠ BẢN VỀ LIÊN HIỆP QUÓC VÀ QUAN HỆ VỚI VIỆT NAM 2.2. Chức năng quyền hạn Là một trong sáu cơ quan chính của Liên hợp quốc Hội đông Bảo an được thành lập nhằm duy trì hoà bình và an ninh quốc tế. Theo Điều 39 của Hiến chương Liên hợp quốc Hội đồng Bảo an là cơ quan duy nhất của Liên hợp quốc có quyền quyết định đánh giá thực tại của các mối đe doạ đối với hoà bình phá hoại hoà bình hoặc hành động xâm lược và sẽ khuyến nghị hoặc quyết định các biện pháp cần được tiến hành phù hợp với các Điều 41 và 42 để duy trì hoặc khôi phục hoà bình và an ninh quốc tế. Trong khi thực thi chức năng này Hội đồng Bảo an được coi là hành động với tư cách thay mặt cho tất cả các thành viên Liên hợp quốc. Trên thực tế những chức năng mà Hội đồng Bảo an được trao có thể được coi là để nhằm 3 mục tiêu gìn giữ hoà bình vãn hồi hoà bình và kiến tạo hoà bình. Trong khi các cơ quan khác của Liên hợp quốc chỉ có thể đưa ra các quyết định mang tính khuyến nghị đối với các chính phủ của các quốc gia thành viên Liên hợp quốc các quyết định và nghị quyết của Hội đồng Bảo an theo chương VII Hiến chương khi đã được thông qua đều mang tính chất ràng buộc và tất cả các thành viên của Liên hợp quốc đều có trách nhiệm phải tôn trọng và thi hành. Những quyền hạn cụ thể giao cho Hội đồng Bảo an được quy định ở các chương VI VII XII của Hiến chương Liên hợp quốc song những điều khoản quan trọng nhất có liên quan tới việc duy trì hoà bình và an ninh quốc tế đặc biệt là việc giải quyết hoà bình các tranh chấp quốc tế và sử dụng những biện pháp an ninh tập thể cưỡng chế được quy định cụ thể và chi tiết nhất ở chương VI và VII. Theo Hiến chương Hội đồng Bảo an có thể tiến hành điều tra bất cứ một tranh chấp nào hoặc bất cứ một tình thế nào có thể dẫn tới những xung đột quốc tế hoặc đe doạ hoà bình và an ninh quốc tế và có thể đưa ra những khuyến nghị về các phương thức cũng như nội dung cụ thể để giải quyết những xung đột đó. Những xung đột và những tình huống có khả năng đe doạ hoà bình và an ninh