Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Tham khảo tài liệu 'văn bản và liên kết trong tiếng việt part 5', khoa học xã hội, ngôn ngữ học phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả | diem chung là mọi cách phân đoạn và các tên gọi - dù tân kì đến mấy - ít nhất cũng đểu có nguồn gốc và có nhác đến như là sự thảo luận vấn đe phân đoạn thực tại câu và hai tên gọi trực tiếp hoặc tương đương phần để phần thuyết. Vì vậy đưa những cách phân đoạn tương tự nào đó vào bàn ở đây là điều có thể. Sự phân đoạn đề - thuyết theo quy tắc đôn vế bên trái của M.c. Hazael - Massieux sủ dụng tên gọi phán dựa support và phần thêm apport theo quy tắc tất cả những câu đứng về bên trái đứng trước xét theo trật tự tuyến tính trong văn bản đều là phần dựa cho cầu tiếp tục xuất hiện sau nó chúng nó với tư cách phần thêm. Cách xác định của bà như sau Câu đi trước luôn luôn là phần dựa cho câu tiếp theo là câu được coi là phần thêm trong tổng thể. Mọi phán đã từng một lẩn được gọi 1-à phần thêm đếu trở thành phần dựa cho phần thêm tiếp theo Hazael Massieux Phần dựa phần thêm và phán tích diễn ngôn trong Le íỲanẹais modeme - Revue de linguistÙỊue fran aise Paris 9 Avril 1977 N 2 p. 158 . Hazael - Massieux xác nhận rằng các tên gọi phần dựa phần thêm do Pottier 1967 đưa ra nhưng cách phân tích của ông khác hẳn. Tấc giả đưa ra phân tích một văn bản gổm hai câu như sau Jean dépêche-toi Giang nhanh lén I phẩn thêm phẩn dựa ------- phấn thêm phẩn dựa --------------- le directeur te demande ông giám đốc gọi anh phần thêm Sơ đồ cho thấy thoạt tién Giang là cái lấn đầu tiên được đưa vào văn bản vì vậy nó là phẩn thêm. Nhưng trong mối quan hệ với nhanh 100 Ì.V lên thì Giang trở thành phần dựa còn nhanh lên là phần thêm. Sau đó cả câu Giang nhanh lên lại trở thành phần dựa trong mối quan hệ với ông giám đốc gọi anh là phần thêm mới. Nếu Mathesius đã xác nhận rằng sự phân đoạn thực tại có nguồn gô c ờ nửa sau thế kỉ XIX thì cũng có thể tháy rằng một quan niệm tương tự cách phân tích của Hazael - Mássieux đã được nêu ra cùng thời kì ấy duy vẫn còn bị đóng khung lại trong câu. G. Gabenlenz cho rằng trong câu một thành phần tiếp theo bất kì đểu hạn định gần nhất cho thành phần đi trước .