Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Có ý kiến cho rằng: Trong nền văn hóa cổ nước ta có rất nhiều viên ngọc bị che lấp bởi lớp bụi thời gian mà nhiệm vụ của chúng ta là phải tìm tòi, bảo vệ cho nó sáng mãi | THUYẾT MINH VỀ DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA CHÙA DÂU - BẮC NINH Có ý kiến cho rằng Trong nền văn hóa cổ nước ta có rất nhiều viên ngọc bị che lấp bởi lớp bụi thời gian mà nhiệm vụ của chúng ta là phải tìm tòi bảo vệ cho nó sáng mãi. Khu di tích lịch sử văn hóa chùa Dâu là một viên ngọc như thế. Xây dựng từ những năm đầu Công nguyên chùa Dâu lại mang một giá trị đặc biệt của trung tâm truyền giáo đạo Phật đầu tiên ở nước ta. Chùa Dâu nay thuộc xã Thanh Khương huyện Thuận Thành tỉnh Bắc Ninh xưa thuộc Tống Khương huyện Luy Lâu quận Giao Chỉ. Từ xa xưa người dân nơi đây thường sống bằng nghề trồng dâu nuôi tằm dân gian vẫn thường gọi là vùng dâu hoặc kẻ dâu. Chất mộc mạc thôn dã và giản dị nơi đây đã góp phần không nhỏ tạo lên nét đẹp dân gian tự nhiên của chùa. Khoảng đầu Công nguyên một số nhà sư từ Ấn Độ đi theo đường biển vào Luy lâu để truyền đạo. Nhanh chóng chùa đã trở thành một trung tâm truyền giáo đạo Phật đầu tiên để từ đây lan rộng sang Lạc Dương Trung Quốc và một số nơi khác. Bấy nhiêu thôi cũng đã đủ làm cho chúng ta tự hào và trân trọng bởi ý nghĩa của giá trị văn hóa nơi đây. Nhưng không dừng lại ở đó chùa còn đào tạo được 500 vị tăng ni dịch được 15 bộ kinh làm được hàng chục bảo tháp có các vị cao tăng nổi tiếng đã đến đây trụ trì như Mâu Bát Pháp Hiền Chi Y Cương Nương Khâu Đà La. Ban đầu chùa Dâu chỉ là một cái am nhỏ sau phát triển lên thành một ngôi chùa với tên gọi đầu tiên là Cổ Châu tự nghĩa là một viên ngọc quý . Đến thế kỷ thứ II sau Công nguyên khoảng 187-226 thời Sỹ Nhiếp hệ tư pháp được ra đời chùa Dâu thời bà Pháp Vân nên gọi là Pháp Vân tự. Vào thế kỷ XIV 1313 có thể nói đây là đợt hưng công lớn nhất. Dưới đời vua Trần Nhân Tông Trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi đã cho xây lên chùa to lớn như ngày nay Chùa có hàng trăm gian tháp chín tầng cầu chín nhịp mà bao đời nay khách từ muôn phương vẫn về đây chiêm ngưỡng. Hành động ấy việc làm ấy của ông cha ta thời xưa đã thể hiện ý thức dân tộc sự tôn trọng đề cao văn hóa bản sắc dân tộc. Chùa Dâu được coi