Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Tham khảo bài viết 'nho giáo và văn hóa ứng xử trong tư tưởng nguyễn bỉnh khiêm_1', tài liệu phổ thông, ôn thi đh-cđ phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả | NHO GIÁO VÀ VĂN HÓA ỨNG XỬ TRONG TƯ TƯỞNG NGUYỄN BỈNH KHIÊM Trong lịch sử tư tưởng Việt Nam Nguyễn Bỉnh Khiêm 1491 - 1585 được mệnh danh là nhà lý học nổi tiếng không chỉ bởi sự uyên thâm của ông về thế giới quan mang đậm nét của học thuyết Trình - Chu mà còn về phương diện nhân sinh quan với sự kết hợp nhuần nhuyễn những nguyên lý nhân sinh Nho giáo với các yếu tố bản địa. Tất thảy những tiền đề đó đã tạo nên thế ứng xử đặc biệt trong tư tưởng của Nguyễn Bỉnh Khiêm mà người đời ca tụng truyền tụng và áp dụng cho cuộc sống của mình và cuối cùng thế ứng xử ấy đã trở thành văn hóa ứng xử của người Việt cho đến tận ngày nay. Để tìm hiểu các yếu tố của văn hóa ứng xử trong tư tưởng Nguyễn Bỉnh Khiêm được hình thành như thế nào nguồn gốc của nó ra sao theo chúng tôi cần phải có cách tiếp cận thích hợp đối với văn hóa ứng xử. Nói cách khác khi tìm hiểu tư tưởng về đối nhân xử thế của Nguyễn Bỉnh Khiêm trong văn cảnh văn hóa ứng xử cần chỉ ra cách tiếp cận tới định nghĩa văn hóa phù hợp từ đó làm rõ ý nghĩa của tư tưởng đó đối với sự phát triển xã hội trong lịch sử cũng như hiện nay. Văn hóa ứng xử là một trong những hình thức văn hóa đòi hỏi cách tiếp cận phù hợp. Theo S.E.Krapivensky từ hàng trăm định nghĩa về văn hóa có thể phân loại thành ba cách định nghĩa và tương ứng với chúng là ba cách tiếp cận cơ bản về định nghĩa văn hóa. Đó là cách tiếp cận kinh nghiệm mô tả cách tiếp cận giá trị axiology cách tiếp cận hoạt động 1 . Cách tiếp cận thứ nhất - kinh nghiệm mô tả - quan niệm về văn hóa như là tổng thể những thành quả của toàn bộ hoạt động của con người tức là một tổng hòa các đối tượng và giá trị tạo nên những thành quả đó. Định nghĩa về văn hóa của UNESCO được đúc kết từ Hội nghị quốc tế tại Mêhicô năm 1982 cũng có phần trùng hợp với cách tiếp cận này. Theo đó Văn hóa hôm nay có thể coi là tổng thể những nét riêng biệt tinh thần và vật chất trí tuệ và xúc cảm quyết định tính cách của một xã hội hay của một nhóm người trong xã hội 2 . Mặt hạn chế của định nghĩa này