Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Đừng chờ đến khi bé biết đi mới bắt đầu dạy bé nói vì làm thế là bạn đã bỏ lỡ cả năm trời tích lũy vốn từ của trẻ. Ngoài ra, nếu bé thường xuyên bị stress thì đừng mong bé có thể diễn đạt tốt ngôn ngữ của mình. Dưới đây là 8 bí quyết góp phần phát triển khả năng diễn đạt ngôn ngữ của trẻ. | Những bí quyết phát triển kỹ năng nói của bé Đừng chờ đến khi bé biết đi mới bắt đầu dạy bé nói. Làm thế là bạn đã bỏ lỡ cả năm trời tích lũy vốn từ của trẻ Ngoài ra nếu bé thường xuyên bị stress thì đừng mong bé có thể diễn đạt tốt ngôn ngữ của mình. Dưới đây là 8 bí quyết góp phần phát triển khả năng diễn đạt ngôn ngữ của trẻ 1. Hãy nói chuyện nhiều hơn Có thể bạn đã từng nghĩ rằng trẻ sơ sinh không hiểu những gì bạn đã nói. Những công trình khoa học mới nhất đã bác bỏ điều ấy. Thật ra bé đã có thể cảm nhận được những cử chỉ yêu thương và những lời trìu mến của bạn ngay từ khi còn trong bào thai. Hãy trò chuyện với bé nhiều hơn nữa cho dù chúng chưa thực sự hiểu hết ý nghĩa của những từ ấy. Đây chính là quá trình trẻ tích lũy vốn từ của mình. Với trẻ lên 3 tuổi hãy trò chuyện với con về các chương trình TV hay về bất kỳ phim nào mà nó từng xem. Theo đó trẻ có thể kể lại cho bạn nghe về cảnh trí hay nhân vật trong phim. Hãy giúp trẻ tưởng tượng và hành động nếu chúng đóng vai các nhân vật đó. Phim có gợi cho trẻ nhớ về một câu chuyện nó đã từng đọc hay nghe trước đây không 2. Đọc sách cho trẻ nghe thật nhiều Tương tự phương pháp như đã nêu trên ngay từ lúc bào thai bạn cũng hãy đọc cho trẻ nghe những bài thơ các đoạn văn ca dao tục ngữ. Bạn cũng có thể hát hoặc ngâm thơ cho bé nghe bằng chính giọng bình thường của mình không cần có nhạc . Với trẻ lớn hơn bạn hãy đọc cho bé nghe các truyện tranh vui Hãy để trẻ cắt và sưu tập những truyện nó thích . Bạn cũng có thể đọc cho trẻ nghe các mục liên quan đến lứa tuổi của bé trên báo hay tivi hoạt động của các bạn cùng lứa quảng cáo mua bán đồ chơi quần áo dành cho lứa tuổi của trẻ. Bạn hãy đọc cho bé nghe thật nhiều từ lúc bé không hiểu gì cho đến lúc chúng bật cười khi hiểu được những điều ấy. 3. Giải tỏa stress và chữa tật nói lắp Những trẻ 3-5 tuổi thường bị tật nói lắp. Nguyên nhân là do stress. Các bậc cha mẹ có thể chữa được tật này bằng cách hướng dẫn các em cách đối phó hoặc giải tỏa các trạng thái căng thẳng. .