Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Cây ngô (Zea mays L) là một trong 3 cây lương thực quan trọng trong nền kinh tế toàn thế giới. Ở các nước thuộc Trung Mỹ, Nam Á và Châu Phi, người ta sử dụng ngô làm lượng thực chính. Không chỉ cung cấp lượng thực cho con người, ngô còn là nguồn thức ăn cung cấp cho chăn nuôi, là nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến trên toàn thế giới. | Sâu bệnh là một tác nhân ảnh hưởng không nhỏ đến năng suất cây trồng, hàng năm sâu bệnh làm giảm năng suất ngô từ 10-15%. Theo tài liệu của tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO) cho biết: Tổng thiệt hại do sâu bệnh gây ra mỗi năm là 20 - 30 tỷ USD. Việt Nam là nước có khí hậu nhiệt đới, ẩm độ và nhiệt độ không khí cao nên rất thích hợp cho nhiều loại sâu bệnh phát sinh, phát triển, đồng thời cũng làm cho vòng đời của sâu hại ngắn hơn, các lứa sâu kế tiếp nhau nên mức độ phá hoại càng nghiêm trọng. Trong những năm gần đây do phong trào thâm canh tăng vụ của nước ta lên cao, áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất đã tạo nên nguồn thức ăn dồi dào liên tục cho sâu hại, như vậy càng đi sâu vào thâm canh, chuyên canh thì việc bảo vệ cây trồng khỏi sự phá hoại của sâu bệnh ngày càng trở nên cấp bách và phức tạp. Đồng thời do lạm dụng và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật chưa hợp lý trong sản xuất nên đã làm cho sâu hại có khả năng chống chịu với nhiều loại thuốc. Vì vậy các biện pháp phòng trừ sâu bệnh cũng gặp nhiều khó khăn hơn. Một trong những biện pháp vừa mang lại hiệu quả kinh tế vừa làm giảm sức phá hoại của sâu bệnh, đảm bảo an toàn môi trường và sức khỏe con người là chọn tạo những giống ngô mới có khả năng chống chịu sâu bệnh hại.