Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Tham khảo bài viết 'thành tựu của văn hóa trung hoa thời kỳ trung đại_4', tài liệu phổ thông, ôn thi đh-cđ phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả | THÀNH TỰU CỦA VĂN HÓA TRUNG HOA THỜI KỲ TRUNG ĐẠI Học thuyết Tam biểu của Mặc gia mang tính cách là một học thuyết về nhận thức có xu hướng duy vật và cảm giác luận đề cao vai trò của kinh nghiệm coi đó là bằng chứng xác thực của nhận thức. Thuyết Kiêm ái là một chủ thuyết chính trị - xã hội mang đậm tư tưởng tiểu nông. Mặc Địch phản đối quan điểm của Khổng Tử về sự phân biệt thứ bậc thân sơ.trong học thuyết Nhân . Ông chủ trương mọi người yêu thương nhau không phân biệt thân sơ đẳng cấp. Phái Hậu Mặc đã phát triển tư tưởng của Mặc gia sơ kỳ chủ yếu trên phương diện nhận thức luận. d. Pháp gia Là một trường phái triết học lớn của Trung Hoa cổ đại chủ trương dùng những luật lệ hình pháp của nhà nước là tiêu chuẩn để điều chỉnh hành vi đạo đức của con người và củng cố chế độ chuyên chế thời Chiến quốc. Là tiếng nói đại diện cho tầng lớp quý tộc mới đấu tranh kiên quyết chống lại tàn dư của chế độ công xã gia trưởng truyền thống và tư tưởng bảo thủ mê tín tôn giáo đương thời. Đại diện của phái Pháp gia là Hàn Phi Tử 280 - 233 tr. CN . Tư tưởng Pháp trị của Hàn Phi Tử dựa trên những luận cứ triết học cơ bản sau Về tự nhiên Ông giải thích sự phát sinh phát triển của vạn vật theo tính quy luật khách quan mà ông gọi là Đạo. Đạo là quy luật phổ biến của giới tự nhiên vĩnh viễn tồn tại và không thay đổi. Còn mỗi sự vật đều có Lý của nó. Lý là sự biểu hiện khác nhau của Đạo trong mỗi sự vật cụ thể và là cái luôn luôn biến hóa và phát triển. Từ đó ông yêu cầu mọi hành động của con người không chỉ dựa trên quy luật khách quan mà còn phải thay đổi theo sự biến hóa của Lý chống thái độ cố chấp và bảo thủ. Về lịch sử Ông thừa nhận sự biến đổi của đời sống xã hội khẳng định rằng không thể có chế độ xã hội nào là không thay đổi. Do đó không thể có khuôn mẫu chung cho mọi xã hội. Ông đã phân chia sự tiến triển của xã hội làm 3 giai đoạn chính mỗi giai đoạn đó xã hội có những đặc điểm và tập quán riêng ứng với trình độ nhất định của sản xuất và văn minh. Đó là - Thời Thượng cổ Con .