Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Tham khảo bài viết 'thành tựu của văn hóa trung hoa thời kỳ trung đại_3', tài liệu phổ thông, ôn thi đh-cđ phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả | THÀNH TỰU CỦA VĂN HÓA TRUNG HOA THỜI KỲ TRUNG ĐẠI 1.2.4.2. Một số trường phái tư tưởng tiêu biểu a. Nho gia Nho gia xuất hiện vào khoảng thế kỷ VI tr. CN dưới thời Xuân Thu người sáng lập là Khổng Tử 551 - 479 tr. CN . Đến thời Chiến Quốc Nho gia đã được Mạnh Tử và Tuân Tử hoàn thiện và phát triển theo hai xu hướng khác nhau duy vật và duy tâm trong đó dòng Nho gia Khổng - Mạnh có ảnh hưởng rộng và lâu dài nhất trong lịch sử Trung Hoa và một số nước lân cận. Kinh điển chủ yếu của Nho gia gồm Tứ Thư Luận ngữ Đại học Trung Dung Mạnh Tử và Ngũ Kinh Thi Thư Lễ Dịch và Xuân Thu . Các kinh sách này hầu hết đều viết về xã hội về kinh nghiệm lịch sử Trung Hoa. Điều này cho thấy rõ xu hướng biện luận về xã hội về chính trị -đạo đức là những tư tưởng cốt lõi của Nho gia. Những quan niệm đó được thể hiện ở những tư tưởng chủ yếu sau Thứ nhất Nho gia coi những quan hệ chính trị - đạo đức là những quan hệ nền tảng của xã hội trong đó quan trọng nhất là quan hệ vua - tôi cha - con chồng - vợ gọi là Tam cương . Nếu xếp theo tôn ty trật tự trên dưới thì vua ở vị trí cao nhất còn nếu xếp theo chiều ngang của quan hệ thì vua - cha - chồng xếp ở hàng làm chủ. Điều này phản ánh tư tưởng chính trị quân quyên và phụ quyên của Nho gia. Thứ hai xuất hiện trong bối cảnh lịch sử quá độ sang xã hội phong kiến một xã hội đầy những biến động loạn lạc và chiến tranh nên lý tưởng của Nho gia là xây dựng một xã hội đại đồng . Đó là một xã hội có trật tự trên - dưới có vua sáng - tôi hiên cha từ - con thảo trong ấm - ngoài êm trên cơ sở địa vị và thân phận của mỗi thành viên từ vua chúa quan lại đến thứ dân. Có thể nói đó là lý tưởng của tầng lớp quý tộc cũ cũng như của giai cấp địa chủ phong kiến đang lên. Thứ ba Nho gia lấy giáo dục làm phương thức chủ yếu để đạt tới xã hội lý tưởng đại đồng . Do không coi trọng cơ sở kinh tế và kỹ thuật của xã hội nên nên giáo dục của Nho gia chủ yếu hướng vào việc rèn luyện đạo đức con người. Trong bảng giá trị đạo đức của Nho gia thì chuẩn mực gốc là Nhân . .