Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
một nữ doanh nhân trong ngành đồ gỗ nội thất cho biết chị đã đỏ mắt đi tìm CEO gần một năm nay. Rất nhiều phương án đã được đưa ra, bao gồm cả việc nhờ người quen giới thiệu lẫn sử dụng dịch vụ “săn đầu người”, nhưng kế hoạch vẫn chỉ là. kế hoạch. Chia sẻ về hành trình đi tìm CEO của mình, chị bảo, nhiều khi tưởng đã được rồi thì lại bị ách tắc bởi vấn đề thù lao. Không thể trả mức lương cao như các doanh nghiệp nước ngoài hay liên doanh, chị. | Đỏ măt tìm CEO một nữ doanh nhân trong ngành đồ gỗ nội thất cho biết chị đã đỏ mắt đi tìm CEO gần một năm nay. Rất nhiều phương án đã được đưa ra bao gồm cả việc nhờ người quen giới thiệu lẫn sử dụng dịch vụ săn đầu người nhưng kế hoạch vẫn chỉ là. kế hoạch. Chia sẻ về hành trình đi tìm CEO của mình chị bảo nhiều khi tưởng đã được rồi thì lại bị ách tắc bởi vấn đề thù lao. Không thể trả mức lương cao như các doanh nghiệp nước ngoài hay liên doanh chị chấp nhận chia cổ phần cho ứng viên nhưng cuối cùng mọi chuyện cũng chỉ dừng ở mức độ tham khảo. Việc tìm kiếm người điều hành giỏi đã khó nhưng việc tìm được người phù hợp còn khó hơn bội phần. Cũng vì nôn nóng đi tìm CEO mà không ít doanh nghiệp đã dùng dao mổ trâu để giết gà Kết quả là lợi bất cập hại. Hết thời trăng mật cả hai đều vỡ mộng về nhau. Chủ doanh nghiệp thì than CEO giỏi nói hơn làm. Còn CEO thì than chủ doanh nghiệp nóng vội tiếng là giao quyền nhưng nhiều khi vẫn can thiệp thô bạo vào công việc điều hành. Bình luận về thực trạng này nhiều doanh nhân cho rằng cũng khó mà trách cả hai. Đồng tiền đi liền khúc ruột đa phần các doanh nhân Việt đều khởi nghiệp từ hai bàn tay trắng nên đâu thể nói buông là buông được ngay. Còn các CEO thì cũng rất cần có thời gian và nhiều sự hậu thuẫn khác. Mặt khác sự đồng hành nào muốn có kết quả tốt đẹp cũng cần sự chịu đựng của cả hai trên tinh thần hỗ trợ và tin tưởng lẫn nhau. Nói về tình trạng cơm chẳng lành canh chẳng ngọt giữa một số chủ doanh nghiệp và CEO sau một thời gian cộng tác một chuyên gia quản trị phân tích Đa phần các CEO Việt hiện nay đều trưởng thành từ các công ty nước ngoài hoặc liên doanh. Ở đó họ được đào tạo một cách chuyên nghiệp và mỗi người thường có thế mạnh nhất định. Nhiệm vụ chủ yếu của một CEO đúng nghĩa là đẩy và kéo . Nhưng khi về điều hành một doanh nghiệp trong nước họ thường phải ôm đồm đủ thứ trong đó có cả những việc mà lúc trước họ chưa từng kinh doanh qua nên bị rối. Hơn nữa mỗi vị trí công việc đều đòi hỏi những kỹ năng và tố chất