Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Đây cũng là nơi sinh sống của đồng bào các dân tộc thiểu số với nguồn lợi sinh kế phụ thuộc trực tiếp vào tài nguyên thiên nhiên trong đó chủ yếu là tài nguyên rừng (TNR) và đất rừng. Tuy nhiên, nguồn tài nguyên hiện nay đang dần cạn kiệt. | Trong các tuyến điều tra căn cứ vào 3 bảng đánh giá tác động của con người và vật nuôi lên sinh cảnh thông qua các giá trị trung bình ta cũng có thể nhận ra rằng tuyến điều tra 3 địa điểm tại khu vực rừng của Bản Chấu là tuyến có những tác động lớn nhất của người dân và vật nuôi lên sinh do ở đây rừng tự nhiên vẫn còn, một số những cây gỗ quý như: chò chỉ, chò công, Sến mật còn với số lượng ít. Đồng thời do đây là khu vực có vàng sa khoáng nên việc người dân tập chung khai thác là không thể tránh khỏi, gây ra những hậu quả vô cùng nghiêm trọng: làm xói mòn đất, chặt cây rừng, làm ô nhiếm nguồn nước, ô nhiễm đất rừng do các hóa chất. Và ở đây tài nguyên mà con người có thể khai thác được là các nguồn lâm sản ngoài gỗ nhiều, người dân có thể vừa đi chăn trâu trong rừng vừa tranh thủ đi hái măng, đi lấy rau rừng làm thực phẩm. Đi cùng chúng tôi theo tuyến tại khu vực này là bác Nguyễn Văn Xuân một trong những gia đình nhận giao đất giao rừng nhiều nhất ở xã Sảng Mộc với diện tích là 300 ha cho biết: gia đình bác có một bãi làm vàng nằm trong khu vực rừng của gia đình, bác có thuê khoảng 20 người dân vào bãi khai thác và chúng tôi cũng trực tiếp được vào tận trong bãi vàng của gia đình bác chứng kiến cảnh khai thác. Qua đó giúp chúng tôi tận mắt nhìn nhận được rõ hơn những tác động của con người lên sinh cảnh của rừng và thấy được hậu quả nghiêm trọng do con người gây nên.