Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Chương 3. Các phép chiếu bản đồ Nguyễn Hồng Phương Đinh Văn Hữu Hệ thống thông tin địa lý và một số ứng dụng trong Hải Dương Học NXB Đại học quốc gia Hà Nội 2006. Tr 17 – 22. Từ khoá: Số phép chiếu bản đồ, projection. Tài liệu trong Thư viện điện tử ĐH Khoa học Tự nhiên có thể được sử dụng cho mục đích học tập và nghiên cứu cá nhân. Nghiêm cấm mọi hình thức sao chép, in ấn phục vụ các mục đích khác nếu không được sự chấp thuận của nhà xuất bản và. | Chương 3. Các phép chiếu bản đồ Nguyễn Hồng Phương Đinh Văn Hữu Hệ thống thông tin địa lý và một số ứng dụng trong Hải Dương Học NXB Đại học quốc gia Hà Nội 2006. Tr 17 - 22. Từ khoá Số phép chiếu bản đồ projection. Tài liệu trong Thư viện điện tử ĐH Khoa học Tự nhiên có thể được sử dụng cho mục đích học tập và nghiên cứu cá nhân. Nghiêm cấm mọi hình thức sao chép in ấn phục vụ các mục đích khác nếu không được sự chấp thuận của nhà xuất bản và tác giả. Mục lục Chương 3 CÁC PHÉP CHIẾU BẢN ĐỒ.2 3.1 Mở đầu.2 3.2 Kiến thức cơ sở.2 3.3 Hệ toạ độ cầu.3 3.4 Các tính chất của phép chiếu bản đồ.4 3.5 Phân loại các phép chiếu bản đồ.5 3.5.1 Các phép chiếu nón.5 3.5.2 Các phép chiếu trụ.6 3.5.3 Các phép chiếu phẳng.6 2 Chương 3 CÁC PHÉP CHIẾU BẢN ĐÒ 3.1 Mở đầu Phép chiếu bản đồ là sự chuyển đổi dữ liệu địa lý từ dạng ba chiều về dạng hai chiều. Trong lịch sử đề tài này đã được không ít các nhà khoa học lỗi lạc trong những lĩnh vực chuyên môn rất khác nhau quan tâm như nhà toán học Gauss nhà triết học Roger Bacon nhà vật lý học Lambert nhà thiên văn học Cassini và cả nghệ sĩ Durer. Cũng chính vì vậy đã có rất nhiều mô hình phép chiếu bản đồ được phát minh cho đến nay. Các công thức sử dụng trong các phép chiếu là các biểu thức toán học cho phép chuyển đổi dữ liệu từ một vị trí địa lý được định vị bằng kinh độ và vĩ độ nằm trên mặt cầu hay giả cầu spheroid về một vị trí tương ứng trên một mặt phẳng. Các bản đồ được vẽ trên các mặt phẳng trong khi trong thực tế bề mặt mà chúng biểu diễn lại là những mặt cong. Do đó việc thực hiện một phép chiếu đương nhiên sẽ kéo theo sai số của ít nhất một trong các tính chất của sự vật được mô tả trên bản đồ đó là hình dạng diện tích khoảng cách và hướng. Vì thế điều quan trọng đối với một người sử dụng bản đồ như một công cụ phân tích là anh ta cần biết được phép chiếu nào sẽ dẫn đến sai số của đặc tính nào và với mức độ ra sao. 3.2 Kiến thức cơ sở Mặc dù trong thực tế Trái Đất có dạng một hình giả cầu spheroid trong nhiều trường hợp để thuận