Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Ngày nay, trong khi toàn cầu đang nỗ lực lên các kế hoạch hành động để bảo vệ ĐDSH cũng như tính toàn vẹn của sự sống trên hành tinh, hoạt động du lịch cùng với các hoạt động xây dựng, sản xuất, canh tác nông nghiệp lại trở thành một | ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ XÂM LẤN CỦA CÁC LOÀI CÂY DẠI Ở VƯỜN QUỐC GIA BẠCH MÃ NHẰM ĐỀ RA BIỆN PHÁP BẢO TÒN ĐA DẠNG SINH HỌC GS. TSKH. Nguyễn Nghĩa Thìn CN. Vũ Anh Tài ThS. Nguyễn Hoài An Khoa Sinh học trường ĐH Khoa học Tự nhiên ĐHQGHN KS. Vũ Văn Cần - KS. Vũ Văn Dũng Viện Điều tra Quy hoạch rừng MỞ ĐẦU Ngày nay trong khi toàn cầu đang nỗ lực lên các kế hoạch hành động để bảo vệ ĐDSH cũng như tính toàn vẹn của sự sống trên hành tinh hoạt động du lịch cùng với các hoạt động xây dựng sản xuất canh tác nông nghiệp lại trở thành một nguy cơ đe doạ sự suy giảm đa dạng sinh học ở những nơi con người đặt chân tới. Khách du lịch đã ít nhiều đã mang mầm mống của các loài sinh vật từ vùng này đến vùng khác theo hành trình của mình từ đó đã làm xuất hiện nhiều các sinh vật lạ trong hệ sinh thái bản địa và vô tình họ đã trở thàn tác nhân phát tán các loài này. Canh tác đất nông nghiệp và phát nương làm rẫy không những làm suy thoái môi trường tự nhiên làm giảm tính ĐDSH mà còn tiếp tay cho việc phát triển của các loài thực vật xâm lấn tấn công vào môi trường tự nhiên đe doạ sự tồn tại và phát triển của các loài bản địa. Mầm mống của chúng còn có trong vật liệu xây dựng vì thế xây dựng cũng góp phần không nhỏ ảnh hưởng đến ĐDSH. Đứng trước nguy cơ xâm lấn của các loài động thực vật đối với sự tồn tại và phát triển của các loài bản địa và việc bảo vệ hệ sinh thái tự nhiên cũng như trong công tác bảo tồn ĐDSH chúng ta cần thiết phải có những khảo sát đánh giá mức độ xâm lấn của chúng để từ đó tìm ra những biện pháp khống chế ngăn chặn có hiệu quả không những đối với các vùng đất nông nghiệp mà ngay cả các KBT VQG. Qua đợt khảo sát đánh giá mức độ xâm lấn của các loài cây cỏ ở VQG Bạch Mã bước đầu đã cho chúng tôi thấy điều đó. I. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1 1 nẲt J . r 1.1. Đôi tượng nghiên cứu Đối tượng được quan tâm điều tra khảo sát là Các loài thực vật thân thảo hay thân bụi nhỏ kể cả dây leo có nguồn gốc từ nơi khác đến có khả năng cạnh tranh về sinh cảnh đối với các loài .