Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Bệnh uốn ván là bệnh nhiễm trùng-nhiễm độc toàn thân do trực khuẩn Clostridium tetani gây nên. Nha bào uốn ván xâm nhập vào cơ thể qua vết thương, tại vết thương trong điều kiện kỵ khí nó chuyển thành thể hoạt động sinh sôi và phát triển tiết ra ngoại độc tố (Tetanospasmin). Ngoại độc tố uốn ván tác động vào thần kinh cơ gây nên biểu hiện lâm sàng của bệnh là cứng hàm, co cứng cơ liên tục, các cơn giật cứng toàn thân và nhiều biến chứng khác rất dễ gây tử vong. . | BỆNH UỐN VÁN I- ĐẠI CƯƠNG Bệnh uốn ván là bệnh nhiễm trùng-nhiễm độc toàn thân do trực khuẩn Clostridium tetani gây nên. Nha bào uốn ván xâm nhập vào cơ thể qua vết thương tại vết thương trong điều kiện kỵ khí nó chuyển thành thể hoạt động sinh sôi và phát triển tiết ra ngoại độc tố Tetanospasmin . Ngoại độc tố uốn ván tác động vào thần kinh cơ gây nên biểu hiện lâm sàng của bệnh là cứng hàm co cứng cơ liên tục các cơn giật cứng toàn thân và nhiều biến chứng khác rất dễ gây tử vong. Bệnh uốn ván là một bệnh nặng thường gặp ở nước ta. Tỷ lệ mắc bệnh chung trong cả nước là 1 87 100.000 dân năm tỷ lệ tử vong chung trong cả nước là 0 24 100.000 dân năm Theo báo cáo thống kê của Viện VSDT Hà Nội - 1990 . Tại Viện Y học Lâm sàng Các bệnh Nhiệt đới hàng năm có khoảng 110-130 trường hợp nhập viện điều trị. Tỷ lệ tử vong khoảng 25 . Trong 10 năm từ 1985-1994 có 982 bệnh nhân tử vong 227 bệnh nhân chiếm tỷ lệ là 23 1 . II- TÁC NHÂN GÂY BỆNH - Clostridium tetani còn gọi là trực khuẩn Nicolaier là trực khuẩn kỵ khí Gram sinh nha bào và gây bệnh bằng ngoại độc tố. Clotridium tetani có 2 dạng 1 Dạng nha bào có vỏ bọc dày sống nhiều năm trong đất bụi phân của người và động vật chịu được nhiệt và đề kháng cao với ngoại cảnh và các chất sát trùng thông thường. Dạng hoạt động Phát triển và nhân lên tại vết thương trong điều kiện kỵ khí và tiết ra ngoại độc tố. - Có 2 ngoại độc tố Tetanospasmin quyết định tính gây độc và hướng thần kinh gây nên các triệu chứng lâm sàng đặc trưng của bệnh uốn ván. Tetanolysin Gây độc tế bào tổn thương màng tế bào độc với tim tan máu và hoại tử. Vai trò của độc tố này trong sinh bệnh học của bệnh uốn ván còn chưa rõ. III- DỊCH TỄ HỌC 3.1- Nguồn bệnh Nha bào uốn ván có trong đất bụi phân ở ngoại cảnh. 3.2- Đường lây Qua các vết thương ở da và niêm mạc. Các vết thương có thể nhỏ như gai đâm đinh đâm xước da dập móng ngoáy tai xỉa răng bấm lỗ tai . đến các vết thương to rộng nhiều ngóc ngách gặp trong lao động tai nạn giao thông gãy xương hở bỏng sâu . .