Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Xuất huyết giảm tiểu cầu tự phát (XHGTCTP) còn được gọi là xuất huyết giảm tiểu cầu tự miễn(immune thrombocytopenic purpura), là một trong những rối loạn chảy máu thường gặp nhất trong các bệnh về máu và cơ quan tạo máu, được đặc trưng bởi giảm số lượng tiểu cầu lưu hành do tiểu cầu bị phá huỷ sớm ở ngoại vi bởi tự kháng thể. XHGTCTP là một rối loạn xuất huyết cấp tính thường gặp ở trẻ em, và thường tự giới hạn. Bệnh thường xuất hiện theo sau một đợt viêm đường hô hấp trên. | Xuất huyết giảm tiểu cầu tự phát Idiopathic thrombocytopenic purpura Ths.Bs. NGUYỄN HỮU CHÂU ĐỨC Bộ Môn Nhi - Trường Đại Học Y Dược Huế Xuất huyết giảm tiểu cầu tự phát XHGTCTP còn được gọi là xuất huyết giảm tiểu cầu tự miễn immune thrombocytopenic purpura là một trong những rối loạn chảy máu thường gặp nhất trong các bệnh về máu và cơ quan tạo máu được đặc trưng bởi giảm số lượng tiểu cầu lưu hành do tiểu cầu bị phá huỷ sớm ở ngoại vi bởi tự kháng thể. XHGTCTP là một rối loạn xuất huyết cấp tính thường gặp ở trẻ em và thường tự giới hạn. Bệnh thường xuất hiện theo sau một đợt viêm đường hô hấp trên từ 4-6 tuần trước đó có thể gặp ở mọi lứa tuổi trên cả hai giới và gặp khắp nơi trên thế giới. Nhiều nghiên cứu cho thấy trên thế giới mỗi năm có từ 4-5 trường hợp mắc bệnh mới trên 100.000 trẻ em và không có sự khác biệt đáng kể giữa các nước về mặt lâm sàng. Ở Việt Nam theo một nghiên cứu tại Viện Nhi Trung Ương Hà Nội trong 10 năm 1981-1991 XHGTCTP chiếm 12 8 trong các bệnh về máu và cơ quan tạo máu và đứng đầu trong các rối loạn cầm máu. Theo thống kê trong 2 năm 2001-2002 tại phòng Nhi Huyết học khoa Nhi-Bệnh viện Trung Ương Huế bệnh XHGTC chiếm 26-28 trong các bệnh về máu. 1. Sơ lược lịch sử bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu tự phát Xuất huyết giảm tiểu cầu tự phát được mô tả đầu tiên năm 1735 như là xuất huyết dạng đốm Morbus bởi Werlhof và được gọi là bệnh Werlhof đây là những trường hợp xuất huyết giảm tiểu cầu không rõ nguyên nhân hay còn gọi là xuất huyết giảm tiểu cầu tự phát. - Năm 1916 Kasnelson đã mô tả trường hợp cắt lách đầu tiên ở bệnh nhân xuất huyết giảm tiểu cầu tự phát thành công ở Prague. Sau đó cắt lách trở thành phương pháp điều trị chính trong xuất huyết giảm tiểu cầu tự phát mạn tính mặc dù thiếu các hiểu biết liên quan đến vai trò sinh lý bệnh của lách đối với bệnh này. - Từ năm 1950 đã có nhiều bằng chứng lâm sàng về cơ chế bệnh sinh miễn dịch của xuất huyết giảm tiểu cầu tự phát. Sau đó Shulman và cộng sự công bố rằng yếu tố làm giảm tiểu cầu