Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Chính sách tài khóa là một trong những nhân tố quyết định đến sự ổn định trong ngắn hạn cũng như tăng trưởng bền vững trong dài hạn của một quốc gia. Đặc biệt, đối với những nước có quy mô của khu vực nhà nước lớn như Việt Nam thì chính sách này lại càng quan trọng. Khu vực nhà nước có thể ảnh hưởng đến các hoạt động kinh tế một cách trực tiếp, thông qua các chương trình chi tiêu và huy động ngân sách | CHƯƠNG 2 RỦI RO THÂM HỤT TÀI KHÓA DẪN NHẬP Chính sách tài khóa là một trong những nhân tố quyết định đến sự ổn định trong ngắn hạn cũng như tăng trưởng bền vững trong dài hạn của một quốc gia. Đặc biệt đối với những nước có quy mô của khu vực nhà nước lớn như Việt Nam thì chính sách này lại càng quan trọng. Khu vực nhà nước có thể ảnh hưởng đến các hoạt động kinh tế một cách trực tiếp thông qua các chương trình chi tiêu và huy động ngân sách hoặc gián tiếp thông qua việc tác động vào cách phân bổ sử dụng nguồn lực của khu vực tư nhân. Các nghiên cứu thực nghiệm ở nhiều nước trên thế giới đã chỉ ra rằng sự quản lý tài khóa yếu kém là nguyên nhân chính dẫn đến hàng loạt các vấn đề kinh tế nghiêm trọng như lạm phát cao dai dẳng thâm hụt cán cân vãng lai lớn tăng trưởng thấp hoặc thậm chí là tăng trưởng âm. Do vậy chính sách tài khóa luôn là đối tượng trung tâm của mỗi công cuộc cải cách nhằm tái cấu trúc nền kinh tế. Kinh tế Việt Nam đang trải qua những năm tháng được coi là khó khăn nhất kể từ khi bắt đầu đổi mới vào những năm đầu thập niên 1990. Những biến động tiêu cực gần đây của kinh tế thế giới đã làm bộc lộ những khiếm khuyết cơ bản của nền kinh tế đang say sưa với mục tiêu tăng trưởng cao trước mắt mà coi nhẹ sự ổn định lâu dài. Tăng trưởng kinh tế đã liên tục suy giảm từ mức trên 8 2 trong giai đoạn 2004-2007 xuống còn xấp xỉ 6 trong giai đoạn 2008-2011. Trong khi đó tỉ lệ lạm phát liên tục ở mức cao trung bình lên tới hơn 14 mỗi năm trong vòng năm năm qua. Thâm hụt thương mại trầm trọng tăng lên trên 10 GDP liên tục trong nhiều năm. Đặc biệt thâm hụt ngân sách cao và nợ công tăng nhanh do hậu quả của những chính sách kích 117 thích kinh tế kéo dài thông qua chi tiêu công đang tiếp tục là những nguy cơ tiềm ẩn làm xấu thêm các chỉ số kinh tế vĩ mô và đe dọa sự ổn định của nền kinh tế trong tương lai. Thâm hụt ngân sách trong những năm gần đây lên tới xấp xỉ 5-6 GDP trong khi đó nợ công và nợ công nước ngoài lần lượt tăng nhanh lên mức 57 và 42 GDP vào cuối .