Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Hình 1.6 – Cấu tạo của CRT Có nhiều loại phosphor được dùng trong một CRT. Ngoài màu sắc ra, điểm khác nhau chính giữa các loại phosphor là "độ bền” (persistent), đó là khoảng thời gian phát sáng sau khi tia CRT không còn tác động. Lớp phosphor có độ bền thấp cần tốc độ làm tươi cao hơn để giữ cho hình ảnh trên màn hình khỏi nhòe. Loại này thường rất tốt cho hoạt hình, rất cần thay đổi hình ảnh liên tục. . | Hình 1.6 - Cấu tạo của CRT Có nhiều loại phosphor được dùng trong một CRT. Ngoài màu sắc ra điểm khác nhau chính giữa các loại phosphor là độ bền persistent đó là khoảng thời gian phát sáng sau khi tia CRT không còn tác động. Lớp phosphor có độ bền thấp cần tốc độ làm tươi cao hơn để giữ cho hình ảnh trên màn hình khỏi nhòe. Loại này thường rất tốt cho hoạt hình rất cần thay đoi hình ảnh liên tục. Lớp phosphor có độ bền cao thường được dùng cho việc hiển thị các ảnh tình độ phức tạp cao. Mặc dù một số loại phosphor có độ bền lớn hơn 1 giây tuy nhiên các màn hình đồ họa thường được xây dựng với độ bền dao động từ 10 đến 60 micro giây. Số lượng tối đa các điểm có thể hiển thị trên một CRT được gọi là độ phân giải resolution . Một định nghìa chính xác hơn của độ phân giải là số lượng các điểm trên một centimet mà có thể được vẽ theo chiều ngang và chiều dọc mặc dù nó thường được xem như là tổng số điểm theo mỗi hướng. Kích thước vật lí của màn hình đồ họa được tính từ độ dài của đường chéo màn hình thường dao động từ 12 đến 27 inch hoặc lớn hơn. Một màn hình CRT có thể được kết hợp với nhiều loại máy khác nhau do đó số lượng các điểm trên màn hình có thể được vẽ thật sự còn tùy thuộc vào khả năng của hệ thống mà nó kết hợp vào. Một thuộc tính khác của màn hình nữa là tỉ số phương aspect ratio . Tỉ số phương là tỉ lệ của các điểm dọc và các điểm ngang cần để phát sinh các đoạn thẳng có độ dài đơn vị theo cả hai hướng trên màn hình trong một số trường hợp người ta thường dùng tỉ số phương như là tỉ số của các điểm theo chiều ngang so với các điểm theo chiều dọc . Với các màn hình có tỉ số phương khác 1 dễ dàng nhận thấy là các hình vuông hiển thị trên nó sẽ có dạng hình chữ nhật các hình tròn sẽ có dạng hình ellipse. Thực ra khái niệm tỉ số phương xuất phát từ bản chất khoảng cách nếu tính cùng một đơn vị độ dài giữa các điểm dọc không bằng khoảng cách giữa các điểm ngang. Một tỉ số phương có giá trị có nghìa là vẽ 3 điểm theo chiều dọc sẽ có cùng độ dài với việc vẽ 4 .