Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Chủ trương của thực dân Pháp ở xứ Guy-An là phải giữ lại tất cả những phạm nhân bị lưu đày trong xứ để có công nhân khai thác thuộc địa Guy-An, dù đó là phạm nhân đã được ân xá hay mãn hạn tù đày. | Nhà lao An Nam ở Guyane_Kỳ 12 Kỳ 12 Tuyệt thực để tranh đấu Chủ trương của thực dân Pháp ở xứ Guy-An là phải giữ lại tất cả những phạm nhân bị lưu đày trong xứ để có công nhân khai thác thuộc địa Guy-An dù đó là phạm nhân đã được ân xá hay mãn hạn tù đày. Bởi vậy một số phạm nhân người Việt dù được ân xá ra khỏi khám đường nhưng vẫn bị bắt buộc ở trên phần đất Guy-An để lập gia đình sinh sống đồng hóa với dân bản xứ. Trên thực tế con số ấy không ít. Ảnh chụp những người Việt và gia đình tại Guyane năm 1958 trong lễ kỷ niệm Quốc khánh 2-9 Phải trả lại tù nhân cho Việt Nam Quá phẫn uất cuối năm 1934 đầu năm 1935 toàn thể phạm nhân người Việt đã tổ chức một cuộc tuyệt thực kéo dài hơn một tháng để phản đối nhà cầm quyền Pháp yêu cầu phải trả lại những người Việt đã mãn án tù đày để họ được trở về bản xứ. Sở dĩ cuộc tuyệt thực kéo dài là nhờ chúng tôi dự trữ được một phần lương thực. Trước đó trong những ngày bị giam cầm ở ngục thất Ăng-Ghi dù hoàn cảnh vô cùng đau thương tột bậc nhưng tất cả anh em vẫn giữ vững tinh thần cách mạng. Mỗi buổi tối mọi người ở các lao tù đều tổ chức nói chuyện tranh luận về các vấn đề chính trị học tập thêm văn hóa tu dưỡng đạo đức giữ vững tinh thần. Mọi sinh hoạt trong nhà lao đều được phân công trách nhiệm rõ ràng. Dần dần những hình ảnh ấy đã lấy được cảm tình của lính cai ngục. Ngay sau đó Chính phủ Mặt trận bình dân Pháp lên nắm quyền đã ân xá và giảm án cho một số phạm nhân đồng thời cho phép họ được trở về Đông Dương. Đầu năm 1935 hơn 30 anh em vừa tù chính trị vừa thường phạm được đáp tàu trở về xứ sở. .