Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Kể từ khi Wilhelm đến Trung Quốc năm 1899, ông đã giao tiếp với đủ các thành phần văn nhân học giả tại đây, kể cả giới huyền bí học, tức những người tu luyện theo bí giáo (kim đan đạo) hay tu tiên (trường sinh bất tử). Sau đó, ông thành lập Wilhelms Bibliothek (Lễ Hiền Thư Viện). Ông đến Thanh Đảo chẳng bao lâu thì Loạn Quyền Phỉ (tức Nghĩa Hoà Đoàn) nổi lên. Những người Trung Quốc cấp tiến đã thành lập phong trào chống chủ nghĩa thực dân Âu Châu. Tất cả những người Âu. | Richard Wilhelm Kể từ khi Wilhelm đến Trung Quốc năm 1899 ông đã giao tiếp với đủ các thành phần văn nhân học giả tại đây kể cả giới huyền bí học tức những người tu luyện theo bí giáo kim đan đạo hay tu tiên trường sinh bất tử . Sau đó ông thành lập Wilhelms Bibliothek Lễ Hiền Thư Viện . Ông đến Thanh Đảo chẳng bao lâu thì Loạn Quyền Phỉ tức Nghĩa Hoà Đoàn nổi lên. Những người Trung Quốc cấp tiến đã thành lập phong trào chống chủ nghĩa thực dân Âu Châu. Tất cả những người Âu Châu tại Trung Quốc đều có nguy cơ trở thành mục tiêu bị tấn công sát hại nhất là các giáo sĩ tức những người mà dân bản địa nghĩ rằng đã gieo rắc tà thuyết chống lại truyền thống cố hữu của Trung Quốc. Cuối cùng Loạn Quyền Phỉ cũng bị dẹp tan và người Âu Châu đã nhận ra nhu cầu tìm hiểu thêm về Trung Quốc để hiểu biết và giao tiếp tốt hơn với dân bản địa. Trong tình hình đó ngay khi đến Trung Quốc Wilhelm bắt đầu học Hán ngữ. Với năng khiếu bẩm sinh về ngôn ngữ ông nhanh chóng tinh thông Hán ngữ và những ngôn ngữ liên quan như Nhật ngữ và Hàn ngữ Korean . Năm 1905 tức năm mà người con trai thứ ba Helmut Wilhelm của ông chào đời ông đã bắt đầu phiên dịch một số tác phẩm từ Hán ngữ sang Đức ngữ. Công việc biên khảo và dịch thuật của ông vẫn liên tục miệt mài từ lúc đó cho đến khi ông lìa đời 1930 . Khi học Hán ngữ ông tập trung nhiều nhất việc đọc hiểu và phiên dịch các kinh điển Trung Quốc và ông càng say sưa tìm hiểu văn hoá của đất nước này. Tại Thanh Đảo cũng như tại Bắc Kinh ông luôn quảng giao với các văn nhân và học giả đương thời. Sự hội nhập của ông với văn hoá Trung Quốc và Hán ngữ đã chuyển hoá ông thành một con người mới. Lúc đầu đến Trung Quốc với sứ mạng truyền giáo cho dân bản địa nhưng cuối cùng ông đã bị văn hoá và tôn giáo Trung Quốc cải hoán lại. Về sau này ông đã thú nhận với người bạn chí thân là Carl Gustav Jung cha đẻ của Tâm lý học phân tích rằng suốt 20 năm sống tại Trung Quốc ông chưa hề làm phép bí tích cho một người dân Trung Quốc nào cả. Thay vào sứ mạng truyền giáo