Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Tri thức bản địa và quản lý tài nguyên rừng 4.1.1. Khái niệm về tri thức bản địa và bảo vệ tài nguyên rừng Trong những thập kỷ gần đây, khái niệm của sự phát triển đã tiến triển qua nhiều giai đoạn, từ việc chú trọng vào tăng trưởng kinh tế, đến tăng trưởng với sự công bằng, thỏa mãn những nhu cầu cơ bản, sự tham gia đến phát triển bền vững (Bates, 1998; Black, 1993; Hobart, 1993; Watts, 1993). Một thời kỳ dài, khái niệm phát triển gần như chú trọng đến các tiêu chí về. | CHƯƠNG 4 CÁC LUẬT TỤC CỦA CỘNG ĐỒNG TRONG QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN RỪNG 4.1. Tri thức bản địa và quản lý tài nguyên rừng 4.1.1. Khái niệm về tri thức bản địa và bảo vệ tài nguyên rừng Trong những thập kỷ gần đây khái niệm của sự phát triển đã tiến triển qua nhiều giai đoạn từ việc chú trọng vào tăng trưởng kinh tế đến tăng trưởng với sự công bằng thỏa mãn những nhu cầu cơ bản sự tham gia đến phát triển bền vững Bates 1998 Black 1993 Hobart 1993 Watts 1993 . Một thời kỳ dài khái niệm phát triển gần như chú trọng đến các tiêu chí về công nghiệp khoa học công nghệ kinh tế .v.v. khoa học hiện đại phát triển trên cơ sở khoa học hàn lâm được phân tích trên cơ sở hệ sinh thái tự nhiên. Trong khi đó như đã trình bày ở mục trên hệ sinh thái nhân văn đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển xã hội. Hệ xã hội trong hệ sinh thái nhân văn được coi như một phần quan trọng trong phép phân tích hệ thống. Tri thức bản địa là hệ thống thông tin làm cơ sở của một hệ thống xã hội được làm thuận tiện trong sự truyền đạt thông tin và ra quyết định. Hệ thống thông tin bản địa là động lực và sự tác động liên tục bởi sự sáng tạo từ nội lực sự thực nghiệm cũng như sự giao diện với hệ thống bên ngoài Flavier và ctv. 1995 . Tri thức bản địa nói một cách rộng rãi là tri thức được sử dụng bởi những người dân địa phương trong cuộc sống của một môi trường nhất định Langil và Landon 1998 . Như vậy tri thức bản địa có thể bao gồm môi trường truyền thống tri thức sinh thái tri thức nông thôn và tri thức địa phương. . Theo Johnson 1992 tri thức bản địa là nhóm tri thức được tạo ra bởi một nhóm người qua nhiều thế hệ sống và quan hệ chặt chẻ với thiên nhiên trong một vùng nhất định. Nói một cách khái quát tri thức bản địa là những tri thức được rút ra từ môi trường địa phương vì vậy nó gắn liền với nhu cầu của con người và đIều kiện địa phương Langil và Landon 1998 . Theo Warren 1991 tri thức bản địa là tri thức địa phương - dạng kiến thức duy nhất cho một nền văn hóa hay một xã hội nhất định. Đây là