Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Tài liệu nuôi tôm chính thống Hỏi: Trong quá trình xây dựng ao đầm nuôi, vì sao không nên đào ao quá sâu hay quá cạn? Đáp: Việc xây dựng ao nuôi đúng qui cách tùy theo hình thức nuôi là một trong những yêu cầu kỹ thuật rất quan trọng. Qui cách ao sẽ ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến môi trường nước và sự biến động của chất lượng nước trong ao. | Tài liệu nuôi tôm chính thống Hỏi Trong quá trình xây dựng ao đầm nuôi vì sao không nên đào ao quá sâu hay quá cạn Đáp Việc xây dựng ao nuôi đúng qui cách tùy theo hình thức nuôi là một trong những yêu cầu kỹ thuật rất quan trọng. Qui cách ao sẽ ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến môi trường nước và sự biến động của chất lượng nước trong ao. Ao quá cạn thường gặp phổ biến ở các dạng nuôi tôm trên ruộng hay trên đất rừng mức nước thường dưới 0.3m đặc biệt là ở các trảng. Điều này sẽ làm nước rất nóng vào ban ngày nhất là vào mùa nóng trái lại sẽ rất lạnh vào ban đêm hay vào những ngày mưa nhiều. Nước cạn và nóng vào ban ngày sẽ làm cho tôm rất đễ bị yếu và sốc tôm thường tập trung nơi sâu hơn làm mật độ tôm nơi đây tăng lên cục bộ không tốt. Sự thay đổi nhiệt độ đột ngột sẽ làm tôm dễ bị sốc giảm ăn và dễ bệnh. Mức nước quá cạn còn làm cho độ mặn độ phèn. dễ thay đổi đột ngột nhất là sau thời gian nắng kéo dài được tiếp nối bằng những cơn mưa to. Điều này làm rất nguy hiểm đối với tôm nuôi. Ngoài ra nước cạn sẽ là nguyên nhân chủ yếu làm rong nhớt ván mền phát sinh và phát triển dày đặc gây trở ngại lớn cho tôm. Ao sâu trên 1.5m thường gặp ở các đầm tôm rừng đầm được xây dựng bằng cơ giới. Mặc dù điều này giúp đỡ tốn công sên vét thường xuyên mỗi năm tuy nhiên có nhiều bất lợi khi ao quá sâu như thế. Trước hết đó là khả năng nhiễm phèn. Nếu đào ao quá sâu có thể gặp tầng đất phèn tiềm tàng làm cho ao bị nhiễm phèn nặng và rất khó khăn để khắc phục hay cải tạo. Ao quá sâu làm khó khăn trong việc gây màu nước cho tốt. Nhiệt độ lạnh và oxy thấp dưới đáy ao làm bất lợi cho sinh sống và phát triển của tôm. Đặc biệt mùn bã chất hữu cơ xác cây cối và thức ăn dư thừa tích tụ dưới nền đáy do nhiệt độ thấp và thiếu oxy sẽ chậm phân hủy nhưng khi phân hủy sẽ thải ra nhiều chất độc nhất là H2S gây nguy hiểm hay gây bệnh cho tôm. Vì thế ao cần có độ sâu thích hợp 1-1.2m. Nếu tôm rừng hay tôm ruộng thì mương nên có mức nước 1-1.5m và trảng 0.4-0.6m Tôi có một đầm nuôi tôm với .