Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Tôi đến Việt Nam lần đầu tiền vào mùa hè năm 1968 với vai trò một tình nguyện viên của Tổ chức Tình nguyện Quốc tế (International Voluntary Services). Được bổ nhiệm dạy Anh ngữ tại trường Trung học Phan Chu Trinh ở Đà Nẵng, tôi bắt đầu việc học ngôn ngữ và văn hoá mới. Người Việt Nam, đặc biệt là giới học sinh, rất yêu thích những buổi trình diễn văn hoá và tôi đã tham dự rất nhiều buổi như vậy | Note This translation of The Trịnh Công Sơn Phenomenon originally appeared on the website Talawas www.talawas.org . The translators gave the author permission for it to appear here. John C. Schafer Hiện tượng Trịnh Công Sơn Hoài Phi Vy Huyền dịch Hòa bình là gốc của nhạc.1 --Nguyễn Trãi thế kỷ 15 Những kẻ viết nên những bài ca còn quan trọng hơn cả những kẻ làm nên luật pháp. --theo Pascal và Napoleon. Tôi đến Việt Nam lần đầu tiền vào mùa hè năm 1968 với vai trò một tình nguyện viên của Tổ chức Tình nguyện Quốc tế International Voluntary Services . Được bổ nhiệm dạy Anh ngữ tại trường Trung học Phan Chu Trinh ở Đà Nang tôi bắt đầu việc học ngôn ngữ và văn hoá mới. Người Việt Nam đặc biệt là giới học sinh rất yêu thích những buổi trình diễn văn hoá và tôi đã tham dự rất nhiều buổi như vậy. Tại những buổi trình diễn này các nữ sinh không còn vẻ e thẹn trong lớp khi tôi yêu cầu họ lập lại một câu tiếng Anh đơn giản trái lại họ ca hát mạnh dạn và thành thạo trước đám đông thính giả đang tán thuởng. Vào những năm cuối thập niên 1960 khán thính giả nghe nhạc không những chỉ tại các trường học mà khắp cả Đà Nang và những thành thị khác ở miền Nam Việt Nam. Trong các quán café và nhà hàng các bài hát được phát ra từ những máy điã lớn đua tranh cùng tiếng gầm của những chiếc xe Honda và xe nhà binh đang chạy qua những con đường đầy bụi bên ngoài. Rất nhiều những bài hát này được sáng tác bởi một người ca nhạc sĩ mang tên Trịnh Công Sơn. Nếu buổi trình diễn được tổ chức bởi nhà trường những ca sĩ thường hát một số những bài tình ca không nói đến chiến tranh của ông nhưng ở những buổi tụ họp không chính thức họ thường hát một thể loại tình ca khác các bài hát dạng như bài Tình ca của người mất trí . Bài này được bắt đầu như sau Tôi có người yêu chết trận P ei-me Tôi có người yêu ở chiến khu Đ Chết trận Đồng Xoài chết ngoài Hà Nội Chết vội vàng dọc theo biên giới. Và tiếp tục Tôi muốn yêu anh yêu Việt Nam Ngày gió lớn tôi đí môi gọi thầm Gọi tên anh tên Việt Nam Gần nhau .