Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
I. Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc Đoàn kết dân tộc là truyền thống quý báu của dân tộc ta suốt trong quá trình đấu tranh dựng nước và giữ nước. Kế thừa và phát huy truyền thống đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta đã luôn luôn coi trọng củng cố và không ngừng mở rộng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, phát huy sức mạnh tổng hợp lãnh đạo nhân dân ta giành hết thắng lợi này đến thắng lợi khác. 1. Những cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí. | I. Tư tưởng HỒ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc Đoàn kết dân tộc là truyền thống quý báu của dân tộc ta suốt trong quá trình đấu tranh dựng nước và giữ nước. Kế thừa và phát huy truyền thống đó Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta đã luôn luôn coi trọng củng cố và không ngừng mở rộng khối đại đoàn kết toàn dân tộc phát huy sức mạnh tổng hợp lãnh đạo nhân dân ta giành hết thắng lợi này đến thắng lợi khác. 1. Những cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc 1.1.CƠsở lý luận Tư tưởng đại đoàn kết dân tộc của Hồ Chí Minh được xây dựng trên cơ sở kế thừa phát triển Truyền thống văn hóa dân tộc và nhân loại. Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin. 1.1.1. Truyền thống đoàn kết dân tộc Việt Nam Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc là sự kế thừa và phát triển ở trình độ mới của chủ nghĩa yêu nước và truyền thống nhân nghĩa của dân tộc Việt Nam. Tinh thần yêu nước gắn liền với ý thức cộng đồng ý thức cố kết dân tộc đã được hình thành và củng cố trong mấy nghìn năm lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tôc. Tinh thần ấy đã tạo nên sức mạnh của cả dân tộc làm cho đất nước được trường tồn bản sắc dân tộc được giữ vững. Đối với mỗi người Việt Nam yêu nước -nhân nghĩa - đoàn kết đã trở thành một tình cảm tự nhiên lẽ sống và tư duy chính trị. Chúng là cơ sở của ý chí kiên cường bất khuất tinh thần dũng cảm hy sinh vì dân vì nước của mỗi con người Việt Nam. Truyền thống trên đã được Hồ Chí Minh tiếp thu và phát huy trong giai đoạn cách mạng mới của dân tộc giai đoạn đấu tranh giành độc lập dân tộc và từng bước quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội. Tư tưởng đại đoàn kết dân tộc của Hồ Chí Minh đã tiếp thu và chuyển hóa những mặt tích cực những giá trị nhân bản của văn hóa phương Đông tiêu biểu là Tư tưởng đại đồng của Nho giáo. Tư tưởng tích cực của Phật giáo. Bên cạnh đó tư tưởng này còn được hình thành trên cơ sở tiếp thu có chọn lọc những tư tưởng Tự do - Bình đẳng - Bác ái của các trào lưu dân chủ phương Tây. 1.1.2. Những nguyên lý cơ bản của