Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
GIỚI THIỆU CHƯƠNG TRÌNH I. Vị trí môn học: Môn học Tài chính-Tiền tệ hình thành trên cơ sở tổng hợp có chọn lọc những nội dung chủ yếu của hai môn học: “Tài chính học” và “Lưu thông Tiền tệ-Tín dụng” của chuyên ngành Tài chính và Ngân hàng. Những kiến thức của môn học này mang tính tổng hợp, có liên quan trực tiếp đến điều kiện kinh tế vĩ mô trong nền kinh tế thị trường có điều tiết. Do vậy nó trở thành môn học cơ sở cho tất cả sinh viên đại học thuộc các ngành. | Hieule_vcu K44F4 H ieu L ee GIỚI THIỆU CHƯƠNG TRÌNH I. Vị trí môn học Môn học Tài chính-Tiền tệ hình thành trên cơ sở tổng hợp có chọn lọc những nội dung chủ yếu của hai môn học Tài chính học và Lưu thông Tiền tệ-Tín dụng của chuyên ngành Tài chính và Ngân hàng. Những kiến thức của môn học này mang tính tổng hợp có liên quan trực tiếp đến điều kiện kinh tế vĩ mô trong nền kinh tế thị trường có điều tiết. Do vậy nó trở thành môn học cơ sở cho tất cả sinh viên đại học thuộc các ngành kinh tế. Môn học này cung cấp cho sinh viên những kiến thức những khái niệm và những nội dung chủ yếu về Tài chính Tiền tệ Tín dụng và Ngân hàng. Nó có tác dụng làm cơ sở bổ trợ cho việc nghiên cứu các môn kinh tế ngành. Giáo trình là công trình nghiên cứu của các giáo viên Bộ môn Tài chính-Ngân hàng được các giáo viên trực tiếp biên soạn - Ths Trần Ái Kết biên soạn các chương I II III VI IX - Ths Phan Tùng Lâm biên soạn chương IV - Nguyền Thị Lương Đoàn Thị Cẩm Vân biên soạn chương V - Phạm Xuân Minh biên soạn chương VII và VIII II. Phân phối chương trình Chương trình môn học được phân phối như sau Chương I Những vấn đề cơ bản về tiền tệ Chương II Những vấn đề cơ bản về tài chính Chương III Những vấn đề cơ bản về tín dụng Chương IV Ngân sách Nhà nước Chương V Thị trường tài chính và các định chế tài chính trung gian Chương VI Tài chính doanh nghiệp Chương VII Hệ thống ngân hàng trong nền kinh tế thị trường Chương VIII Lạm phát và chính sách tiền tệ Chương IX Quan hệ thanh toán và tín dụng quốc tế 1 Hieule_vcu K44F4 H ieu L ee CHƯƠNG I NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ TIỀN TỆ VÀ LƯU THÔNG TIỀN TỆ I. NGUỒN GỐC VÀ BẢN CHẤT CỦA TIỀN TỆ Từ rất sớm trong lịch sử loài người đã xuất hiện nhu cầu phải có một hình thức tiền tệ làm trung gian trao đổi. Tuy nhiên quá trình phát triển các hình thái của tiền tệ cho thấy khó có thể đưa ra một định nghĩa về tiền tệ được các nhà kinh tế học thống nhất và chấp nhận. Trong tác phẩm góp phần phê phán khoa kinh tế chính trị K. Marx viết Một khi người ta hiểu rằng .