Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Muốn nghiên cứu bệnh sinh của bênh ung thư, trước hết phải nghiên cứu tế bào ung thư và cơ sở sinh học phân tử của ung thư 1. Nguồn gốc của tế bào ung thư Có một số thuyết khác nhau nhằm giải thích các quan sát quần thể về tế bào ung thư. 1.1. Thuyết đơn dòng Là quan niệm kinh điển cho rằng: Khối u phát sinh từ một tế bào mẹ nhân lên. Ví dụ : Ở bệnh bạch cầu tủy trên phụ nữ da đen thấy đồng nhất loại tế bào thương tổn nhiểm sắc thể. | CƠ CHẾ BỆNH SINH VÀ QUÁ TRÌNH TIẾN TRIỂN Tự NHIÊN CỦA BỆNH UNG THƯ Mục tiêu học tập 1. Kể được các đặc tính của tế bào ung thư 2. Mô tả được các giai đoạn tiến triển của bệnh ung thư. I. TẾ BÀO UNG THƯ Muốn nghiên cứu bệnh sinh của bênh ung thư trước hết phải nghiên cứu tế bào ung thư và cơ sở sinh học phân tử của ung thư 1. Nguồn gốc của tế bào ung thư Có một số thuyết khác nhau nhằm giải thích các quan sát quần thể về tế bào ung thư. 1.1. Thuyết đơn dòng Là quan niệm kinh điển cho rằng Khối u phát sinh từ một tế bào mẹ nhân lên. Ví dụ Ở bệnh bạch cầu tủy trên phụ nữ da đen thấy đồng nhất loại tế bào thương tổn nhiểm sắc thể số 10. Các tế bào đều tiết men gluco 6 phosphate Dehydroglubuline. 1.2. Thuyết đa dòng tế bào Khi quan sát hình thái và chức năng thì thấy - Tổ chức ung thư có nhiều loại tế bào nên chẩn đoán tế bào học dễ nhầm lẫn. - Về chức năng Có nhiều chất chỉ điểm sinh học. 1.3. Thuyết về kém ổn định gen của tế bào ung thư Có thể ban đầu là một dòng do gen ung thư không ổn định nên có các tế bào biến dị sinh ra hàng loạt các tế bào hổn hợp. Ví dụ U lymmphô ác tính tế bào lớn tế bào nhỏ. Các loại ung thư phổi thể hổn hợp ung thư liên kết thể hổn hợp. 2. Đặc tính của tế bào ung thư 2.1. về hình thái học Có sự thay đổi về nhân Nhân tăng kích thước đa dạng nhiều thùy đặc biệt có những nhân khổng lồ phân chia mạnh gọi là nhân quái nhân chia. Màng nhân dày lên đường viền không đều. Có sự thay đổi giữa tỷ lệ nhân và nguyên sinh chất nhân to lên nguyên sinh chất hẹp lại. Có sự thay đổi của nguyên sinh chất trong nguyên sinh chất có những tổn thương thoái hóa có nhiều hang hốc. Nguyên sinh chất chứa các chất chế tiết chất vùi. Có sự thay đổi của mối quan hệ giữa các tế bào có nhiều tế bào non kích thước lớn khổng lồ nhưng chức năng kém. Không còn khả năng ức chế tiếp xúc nên dễ bong ra khỏi u. 2.2. về chức năng Biệt hóa kém không làm được chức năng bình thường dễ hoại tử. Đôi khi tiết ra những chất lạ gọi là chất chỉ điểm pFP CA125 K buồng trứng CA25 K đại tràng