Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
CẤP CỨU CHẤN THƯƠNG TAI MŨI HỌNG

Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ

Thành của cơ quan Tai Mũi Họng dễ vỡ, rạn, thủng hay xẹp, bật từng mảnh như: mảnh xương xoang, mảnh sụn, cơ do vết thương rất phức tạp. - Niêm mạc: biểu mô trụ đơn có lông chuyển. Rất dễ bị bóc tách, viêm, hoại tử vì vậy khi niêm mạc không sống được nên bóc bỏ đi. - Da: dễ bị dập nát, bóc từng mảng và da vùng Tai Mũi Họng dễ bị co lại. - Các hốc Tai Mũi Họng thông với nhau nên khi bị thương dễ nhiễm khuẩn lan từ hốc này sang hốc khác. | CẤP CỨU CHẤN THƯƠNG TAI MŨI HỌNG 1. Đặc điểm chung của chấn thương Tai Mũi Họng. 1.1. Đặc điểm về giải phẫu. - Thành của cơ quan Tai Mũi Họng dễ vỡ rạn thủng hay xẹp bật từng mảnh như mảnh xương xoang mảnh sụn cơ do vết thương rất phức tạp. - Niêm mạc biểu mô trụ đơn có lông chuyển. Rất dễ bị bóc tách viêm hoại tử vì vậy khi niêm mạc không sống được nên bóc bỏ đi. - Da dễ bị dập nát bóc từng mảng và da vùng Tai Mũi Họng dễ bị co lại. - Các hốc Tai Mũi Họng thông với nhau nên khi bị thương dễ nhiễm khuẩn lan từ hốc này sang hốc khác thí dụ như xoang trán dễ bị viêm khi bị viêm mũi. Mặt khác vết thương xoang trán là vết thương kín và dễ chứa dị vật như đạn đá đất. - Vị trí Tai Mũi Họng gần các cơ quan quan trọng màng não não mê đạo các dây thần kinh mạch máu lớn. 1.2. Đặc điểm về sinh lý - Dễ choáng vì gần sọ não. - Phải cấp cứu khẩn trương do ngạt thở chảy máu. - Các cơ quan Tai Mũi Họng có chức năng sinh lý tế nhị nghe ngửi nói vì vậy khi xử trí sơ cứu hoặc phẫu thuật phải hết sức chú ý tới chức năng cố phục hồi một cách tối đa. - Vấn đề thẩm mỹ được hết sức chú trọng vì ảnh hưởng không nhỏ tới tâm tư tình cảm của bệnh nhân sau này. 1.3. Hướng xử trí chấn thương Tai Mũi Họng Phải giải quyết 3 mặt sau - Tính mạng. - Chức năng. - Thẩm mỹ. 2. Hướng xử trí chấn thương tai Bao gồm - Chấn thương do hỏa khí do vật cứng đụng dập tai nạn giao thông tai nạn lao động do áp lực do sức nén do tăng áp hoặc giảm áp đột ngột. - Chấn thương âm thanh kéo dài chỉ gây những tổn thương vi thể ở loa đạo . 2.1. Vỡ xương đá. Đặc điểm. - Xương đá nằm sâu trong hộp sọ nên thường là chấn thương kín nhưng có thể thông với bên ngoài qua hòm nhĩ. - Chấn thương vỡ xương đá nguy hiểm vì các biến chứng của tai và có thể gây ra như viêm màng não sau nhiều năm vì đường vỡ xương chỉ có tổ chức xơ hàn gắn lại chứ không phải là can xương vì xương đá không có tạo cốt bào. - Trước một chấn thương vỡ xương đá trước tiên cần khám thần kinh sọ não để phát hiện ổ máu tụ ngoài màng cứng. Các di chứng vỡ xương

TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.