Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá của loài người, là điều kiện cần để sinh tồn, để sản xuất, nó không thể thiếu được. Nó là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá mà thiên nhiên ban tặng cho cuộc sống và trở thành một tài nguyên quý giá của mỗi quốc gia. Là nguồn lực để phát triển đất nước, là một loại tư liệu sản xuất đặc biệt của ngành nông nghiệp, lâm nghiệp để đáp ứng điều kiện cơ bản tối thiểu của đời sống xã hội loài người đảm bảo cho quá trình sản xuất, xã hội tồn tại. | Nghị quyết đại hội Đảng Cộng Sản Việt Nam lần thứ VI năm 1986 là điểm mốc quan trọng để bước sang một giai đoạn mới xóa bỏ cơ chế kế hoạch hóa tập trung quan liêu bao cấp, chuyển sang xây dựng nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN. Từ đó, công tác quản lý và sử dụng đất được Đảng và Nhà nước ta quan tâm hơn trước. Nhiều chủ trương, chính sách đất đai được ban hành để điều chỉnh quan hệ sở hữu và sử dụng đất đai một cách hoàn thiện hơn. Nhằm khai thác tốt tiềm năng, giá trị của đất, nâng cao hiệu quả kinh tế và bảo vệ môi trường. Hàng loạt các văn bản luật và dưới luật thuộc thẩm quyền Quốc hội ( các bộ luật), UBTVQH ( các Pháp lệnh, Nghị quyết). Chính Phủ ( các Nghị định, Chỉ thị, Quyết định ), các Tỉnh, Thành phố trực thuộc TW ( Chỉ thị, Nghị quyết, Quyết đinh ) đã được soạn thảo và ban hành liên quan tới licnhx vực quản lý đất đai như: giao đát, giao rừng và cấp GCNQSDĐ, giải quyết các vi phạm pháp luật và tranh chấp đất đai, di dân, di chuyển lao động, định canh định cư, khai hoang đất để sản xuất lương thực, trồng rừng bảo vệ môi trường và cân bằng sinh thái