Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh tụ thiên tài, người thầy vĩ đại của cách mạng Việt Nam, Anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hoá thế giới đã đi xa, nhưng để lại cho nhân dân ta di sản tinh thần to lớn, những tư tưởng vô giá, những giá trị nhân văn cao cả trong đó đặc biệt là tư tưởng và tấm gương đạo đức cách mạng của người. Sau đây tôi xin trình bày đề tài Tư tưởng Hồ Chí Minh về xã hội học tập, đồng thời tìm hiểu về giá trị và bài học của nó đối. | Trong khi đó, cuộc cách mạng khoa học và công nghệ vẫn mang lại những thành tựu vĩ đại, nhất là trong các lĩnh vực công nghệ sinh học, công nghệ điều khiển, công nghệ vật liệu mới, công nghệ nano và hơn cả là sự xuất hiện máy tính hiện đại cùng hệ thống Internet v.v Những thành tựu ấy đã tạo điều kiện để từng bước hình thành một nền kinh tế mới: kinh tế tri thức (Knowledge Economy). Đến đây thì sự phân hóa giữa phát triển và chậm phát triển càng gia tăng. Tại diễn đàn kinh tế OECD năm 2001, Ban thư ký OECD đã có một báo cáo, trong đó nói rằng, những quốc gia có chính sách phát triển kinh tế tri thức đã tăng trưởng rất nhanh, còn những quốc gia khác đã tụt hậu ngày càng rõ rệt hơn. Đầu thế kỷ XX, khoảng cách thu nhập bình quân giữa nước giàu nhất so với nước nghèo nhất là 10 lần, thì đầu thế kỷ XXI, khoảng cách đó là 400 lần. Sự không cập nhật tri thức mới trong quá trình lão hóa tri thức tăng tốc, nhất là sự bất cập với công nghệ mới, công nghệ cao là yếu tố hàng đầu của sự phân hóa phát triển - kém phát triển. Khoảng 30 năm lại đây, lượng kiến thức nhân loại thu được về khoa học và công nghệ bằng tổng số kiến thức đó trong hai ngàn năm trước đó. Theo dự báo, đến năm 2020, những tri thức khoa học sẽ tăng khoảng 4 lần so với năm 2000.