Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Kể từ khi sự nghiệp đổi mới đất nước được Đảng và Nhà nước ta khởi xướng, đặc biệt là hiện nay, khi chúng ta đang xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, vấn đề mở rộng nền dân chủ tăng cường pháp chế và các giá trị xã hội khác như công bằng, bình đẳng, nhân đạo, | Về mặt nhận thức, các bệnh nhân thiểu trí có nhận thức rất hạn chế so với những người không mắc bệnh. Một mặt, họ không nhận thức được đầy đủ bản chất của xã hội của hành vi mình thực hiện. Mặt khác khả năng điều chỉnh hành vi của họ cũng bị hạn chế. Vì vậy, xã hội cần thể hiện trách nhiệm đối với các đối tượng này khi họ có hành vi lệch lạc. Việc tử hình các đối tượng này có phần vô nhân đạo và không cần thiết. Trong bộ luật Hồng Đức đã từng có quy định, không tử hình đối với những người bị “ác tật”, cũng có thể hiểu là bao gồm cả những người bị bệnh tâm thần. Ở Hoa Kỳ trước kia, hình phạt tử hình vẫn duy trì đối với các bệnh nhân thiểu trí, nếu họ xứng đáng bị tử hình. Tuy nhiên, gần đây tòa án tối cao liên bang đã đưa ra 1 phán quyết là đối với các bệnh nhân thiểu trí phạm tội thì hình phạt tử hình sẽ được loại trừ. Theo phán quyết này, những người có chỉ số thông minh (IQ) thấp hơn 70, không có khả năng giao tiếp và tự lo cho bản thân được xem là mắc bệnh thiểu trí và không bị áp dụng hình phạt tử hình khi phạm tội. Qui định này là tiến bộ và pháp luật Việt Nam hiện hành nên nghiên cứu để bổ sung qui định vào Điều 35 nhằm mở rộng đối tượng không bị áp dụng hình phạt tử hình.