Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Đề thi kế toán của Agribank 2008

Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ

Tài liệu tham khảo - Đề thi kế toán của Agribank 2008 | Đề thi kế toán của Agribank 2008 Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam Thời gian 120 phút Đề số 4 Phần 1 Lý thuyết (4 điểm) 1. Phân loại tài khoản kế toán ngân hàng thương mại (2 đ) 2. Trình bày tác động của sự phát triển công nghệ thông tin đến công tác kế toán giao dịch giữa ngân hàng thương mại với khách hàng và công tác kế toán giao dịch giữa các đơn vị ngân hàng (2 đ) Phần bài 2 Bài tập (6 đ) Bài 1 ( 4 đ) Các nghiệp vụ kế toán sau đây đã được xử lý đúng chưa? Nếu sai sót hãy trình bày cách điều chỉnh. Câu 1.1 (1 đ) Khi phát hành thêm 100.000 cổ phiếu bổ sung với giá bán 120.000 đ cao hơn mệnh giá 100.000, kế toán đã lập chứng từ hạch toán: Nợ TK tiền mặt (1011) 12 tỷ Có TK vốn điều lệ (601) 10 tỷ Có TK Quỹ dự trữ bổ sung Vốn điều lệ (611) 2 tỷ Câu 1.2 (1 đ) Khách hàng đến gửi tiền tiết kiệm đúng ngày dự trả lãi của Ngân hàng (dự thu, dự trả hàng tháng). Số tiền khách hàng gửi vào NH là 200 tr, kỳ hạn 6t, lãi suất 1%/tháng, khách hàng nộp tiền mặt. Kế toán lập chứng từ hạch toán: Nợ TK tiền mặt (1011) 200 tr Có TK tiền gửi tiết kiệm(4232) 200 tr Và Nợ TK chi phí trả lãi tiền gửi (801) 2 tr Có TK Lãi phải trả cho tiền gửi TK (4913) 2tr Câu 1.3 (2 đ) Định kỳ trích lập dự phòng rủi ro nợ phải thu khó đòi: - Tổng dự phòng đã trích tính đến đầu kỳ :30 tỷ, trong đó có 25 tỷ dự phòng cụ thể. - Trong kỳ, NH đã xử lý 46 hợp đồng tín dụng đối với nợ nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn). Số dự phòng đã sử dụng để bù đắp tổn thất tín dụng là 6 tỷ, trong đó 4 tỷ dự phòng cụ thể. Số dự phòng cụ thể đã hoàn nhập là 300 tr - Tổng dự phòng cần được trích theo trạng thái nợ cuối kỳ là 35 tỷ, trong đó có 28 tỷ dự phòng cụ thể. Kế toán đã lập chứng từ và hạch toán: Nợ TK Chi phí dự phòng nợ phải thu khó đòi (8822) 10,7 tỷ Có TK Dự phòng cụ thể (2191) 6,7 tỷ Có TK Dự phòng chung (2192) 4 tỷ Bài 2 (2 đ) Ngày 30/6/N tại chi nhánh NH B trên địa bàn thành phố Hà Nội, các nghiệp vụ kinh tế sau đây đã phát sinh 1. Bà C đến bán 3.000 EUR. Bà C yêu cầu gửi tiết kiệm kỳ hạn 12 tháng 50 tr VND. Số còn lại bà lấy bằng tiền mặt. 2. Nhận được lệnh thanh toán qua Hệ thống Thanh toán Điện tử liên ngân hàng IBPS về: - UNC 120 tr đồng. Đơn vị phát hành là Cty R, khách hàng của NH Đầu tư và phát triển Đà nẵng. Đơn vị thụ hưởng là công ty S. - UNC 35 tr, trả tiền cho ông K không có tài khoản tại NH. 3. Tổ thanh toán bù trừ mang về: - Séc chuyển khoản cùng bảng kê nộp séc, số tiền 200 tr. Đơn vị phát hành séc là cty L. Đơn vị thụ hưởng là cty M. - Bảng kết quả thanh toán bù trừ từ NHNN Hà Nội, NH B phải thu 375 tr 4. Đánh giá lại một TSCĐ có nguyên giá ban đầu là 200 tr, đã trích hao mòn 50 tr, nay đánh giá lại với nguyên giá 220 tr. Yêu cầu: Xử lý và hạch toán các nghiệp vụ nêu trên vào TK thích hợp. Cho biết: - Khi định khoản chỉ cần hoặc ghi tên TK hoặc ghi số hiệu TK. - Các chứng từ NH B tiếp nhận đều đúng địa chỉ, hợp lệ, hợp pháp. - Các TK liên quan đủ tiền thanh toán. - Các đơn vị NH trên địa bàn HN trực tiếp tham gia vào Hệ thống Thanh toán Điện tử Liên ngân hàng( IBPS) thanh toán qua TK thu hộ, chi hộ 5192) - Bỏ qua phí chuyển tiền. - Tỷ giá giao dịch ngày 30/6/N của Nh: EUR/VND = 25.230- 25.295- 25.475

TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.