Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Bài viết đề cập đến hai vấn đề đang thu hút sự quan tâm của dư luận xã hội trong những năm gần đây, đó là vấn đề tham nhũng và lợi ích nhóm. Trên cơ sở phân tích những đặc điểm của tham nhũng và sự hình thành, phát triển của các nhóm lợi ích trong xã hội cũng như quan hệ giữa tham nhũng với nhóm lợi ích, tác giả cho rằng chống tham nhũng và chống lợi ích nhóm tiêu cực là biện pháp tổng hợp; rằng, mở đường cho hoạt động của các nhóm lợi ích. | Đời sống xã hội ngày càng phong phú, quyền dân chủ ngày càng mở rộng thì kiểu cạnh tranh càng phát triển trong tất cả các lĩnh vực của đời sống. Đó là quy luật của tiến bộ xã hội phù hợp với động lực sống của mỗi cá nhân (không chấp nhận thực tại, tìm kiếm cái mới, cái tốt, cái tích cực cho chính mình). Từ đó, người ta thấy rằng các nhóm người hình thành một cách tự nhiên, khách quan là chưa đủ và chưa thể đủ cho động lực đó. Các cá nhân (thường là những người nhanh nhạy, tích cực, có năng lực tập hợp, có nhu cầu chung với nhiều người khác và có uy tín nhất định ) tự đặt ra nhu cầu tập hợp nhiều người khác lại thành nhóm. Có thể nói, ngày nay xã hội có bao nhiêu tổ chức hội được thành lập thì có bấy nhiêu nhóm lợi ích. Điều đó có nghĩa là rất nhiều nhóm chủ quan lập ra theo nhu cầu và người ta đến với nhau mà thành. ở đây chỉ đề cập tới mối quan hệ giữa sinh hoạt kinh tế (vốn đã rất phong phú) với hoạt động nhóm. Đây là loại hoạt động trọng yếu. Lợi ích kinh tế tác động mạnh nhất đối với hoạt động của con người. Vì vậy, tạo lập nhóm là động lực tự nhiên của xu thế xã hội. Một cá nhân có thể là chủ quan, nhưng tác động của nhóm đến đời sống lại mang tính khách quan ngoài ý muốn, bởi con người trước hết vì mình (chủ quan) mà tìm đến nhóm chứ không phải vì nhóm. Như trên đã nêu, trong nhóm đã chứa đựng lợi ích nhóm; đề cập đến nhóm là có lợi ích nhóm và ngược lại.