Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Trong bối cảnh hội nhập toàn cầu, môn học luật học so sánh ngày càng phát huy vai trò đặc biệt của nó. Hiện nay ở Việt Nam, luật học so sánh đang gây hứng thú rất mạnh cho những người nghiên cứu hay hành nghề luật. | Mặc dù hệ thống pháp luật hiện nay của Trung Quốc được xây dựng trên cơ sở của nền kinh tế đang phát triễn theo xu hướng hoà nhập với thế giới bên ngoài, tuy nhiên hệ thống pháp luật này còn mang trên mình những dấu ấn của một số hình thức và ý thức pháp luật thời kỳ phong kiến. Điều này được thể hiện ở việc sử dụng thông lệ, việc hành quyết công khai, việc áp dụng hình thức tra tấn trong quá trình hỏi cung, v.v Ở nông thôn, tệ gia trưởng, nạn tham nhũng, lộng quyền của các cơ quan Nhà nước còn phổ biến. Nguyên nhân của đặc điểm này là do Nhà nước Trung Quốc được thoát thai từ một nước nửa phong kiến thuộc địa.”Trung Quốc chịu ảnh hưởng sâu sắc của truyền thống lễ giáo phong kiến hàng ngàn năm. Những truyền thống lễ giáo, những giá trị nhận thức phong kiến đã in sâu vào nền văn hoá Trung Quốc, lối tư duy phong kiến đã ăn sâu vào ý thức con người”. Tuy nhiên, không vì thế mà chúng ta quá đề cao ảnh hưởng của tàn dư phong kiến đối với xã hội nói chung và hệ thống pháp luật nói riêng hiện nay của Trung Quốc. Ngay từ đầu thế kỷ XX, sự phân hoá giai cấp trong xã hội Trung Quốc đã làm suy giảm vai trò của thông lệ như là một công cụ chính để giải quyết các mâu thuẩn. Sự phát triễn nhanh chóng của xã hội Trung Quốc trên mọi lĩnh vực, đặc biệt là lĩnh vực kinh tế trong nửa cuối thế kỷ XX đã dẫn đến đòi hỏi khác quan coi pháp luật như là công cụ cần thiết để lập lại trật tự xã hội, giải quyết các xung đột, mâu thuẫn. Sự thay thế các quy phạm xã hội bằng quy phạm pháp luật trong việc điều chỉnh các quan hệ xã hội đã đem lại cho hệ thống pháp luật Trung Quốc một nội dung mới. Quy phạm pháp luật không chỉ đóng vai trò điều chỉnh các quan hệ xã hội, mà còn có nhiệm vụ bảo vệ một số quan hệ truyền thống mà trước đây những quan hệ này là đối tượng tác động của quy phạm xã hội, quy phạm đạo đức.