Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Nền kinh tế Việt Nam đang gặp phải những thách thức nghiêm trọng nhất kể từ sau Đổi Mới. Trong mấy tháng qua, chính phủ đã bày tỏ quyết tâm kiềm chế lạm phát và khôi phục sự ổn định vĩ mô. Đây thực sự là những ưu tiên đúng đắn. Tuy nhiên cho đến nay, những hành động của chính phủ hướng tới mục tiêu này nhìn chung đều chưa có hiệu lực. Bài Thảo luận Chính sách này cho rằng việc đơn thuần khôi phục lại tình trạng như trước khi bất ổn vĩ mô bùng phát vừa không khả thi, vừa không. | CHƯƠNG TRÌNH CHÂU Á 79 John F. Kennedy Street Cambridge MA 02138 Tel 617 495-1134 Fax 617 495-4948 CHƯƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY KINH TẾ FULBRIGHT 232 6 Võ Thị Sáu Quận 3 TP. Hồ Chí Minh Tel 848 932-5103 Fax 848 932-5104 BÀI THẢO LUẬN CHÍNH SÁCH SỐ 21 Vượt qua khủng hoảng và tiếp tục đẩy mạnh cải cách KHÔNG PHỔ BIÉN VÀ TRÍCH DẪN TRONG VÒNG 45 NGÀY I. Giới thiệu Nền kinh tế Việt Nam đang gặp phải những thách thức nghiêm trọng nhất kể từ sau Đổi Mới. Trong mấy tháng qua chính phủ đã bày tỏ quyết tâm kiềm chế lạm phát và khôi phục sự ổn định vĩ mô. Đây thực sự là những ưu tiên đúng đắn. Tuy nhiên cho đến nay những hành động của chính phủ hướng tới mục tiêu này nhìn chung đều chưa có hiệu lực. Bài Thảo luận Chính sách này cho rằng việc đơn thuần khôi phục lại tình trạng như trước khi bất ổn vĩ mô bùng phát vừa không khả thi vừa không đúng đắn vì thực chất nguyên nhân sâu xa của tình trạng hiện nay chủ yếu nằm ở những yếu kém nội tại có tính cơ cấu của nền kinh tế Việt Nam và hoàn cảnh bên ngoài chỉ là nhân tố thứ yếu. Trong những bài viết trước chúng tôi đã chỉ ra rằng quỹ đạo phát triển của Việt Nam từ nay cho đến năm 2020 và cả sau đó nữa phụ thuộc vào những lựa chọn của chính phủ ngày hôm nay.2 Chính phủ phải lựa chọn giữa một bên là duy trì nền kinh tế lưỡng thể trong đó khu vực kinh tế nhà nước mặc dù kém hiệu quả nhưng tiếp tục được ưu đãi về tín dụng và đầu tư còn bên kia là một nền kinh tế có tính cạnh tranh quốc tế trong đó vốn và tín dụng được phân bổ cho những doanh nghiệp sử dụng chúng một cách hiệu quả nhất. Càng ngày sự lựa chọn giữa hai hệ thống này càng trở nên rõ rệt. Khu vực kinh tế nhà nước dẫn đầu là các tập đoàn được nuôi dưỡng bởi một cơ chế đầu tư công lỏng lẻo đã gây nên biết bao thất thoát và lãng phí. Lợi ích kinh tế và xã hội do các doanh nghiệp nhà nước DNNN được bảo hộ tạo ra thường thấp tới mức không thể biện minh cho những ưu đãi được ban phát hết sức rộng rãi dành cho chúng. Kinh nghiệm của chính Việt Nam trong hai thập kỷ vừa qua cũng như của