Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Phản-nghệ thuật của Việt Nam và các nghệ sĩ phản-Việt Nam: văn hóa trình diễn thể nghiệm tại các không gian triển lãm phá cách của Hà Nội Cao Việt Dũng dịch Mùa xuân năm 2005, sau khi dành một năm học ở Hà Nội để tiến hành nghiên cứu về thế hệ nghệ sĩ trẻ tuổi nhất của Hà Nội, tôi trình bày một bài phát biểu về trình diễn [performance] và video art cho các học giả tại Viện Nghiên cứu Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam. Mặc dù tôi đã hết sức rõ ràng về việc. | NORA A. TAYLOR Phản-nghệ thuật của Việt Nam và các nghệ sĩ phản-Việt Nam văn hóa trình diễn thể nghiệm tại các không gian triển lãm phá cách của Hà Nội Cao Việt Dũng dịch Mùa xuân năm 2005 sau khi dành một năm học ở Hà Nội để tiến hành nghiên cứu về thế hệ nghệ sĩ trẻ tuổi nhất của Hà Nội tôi trình bày một bài phát biểu về trình diễn performance và video art cho các học giả tại Viện Nghiên cứu Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam. Mặc dù tôi đã hết sức rõ ràng về việc những gì tôi đang chia sẻ với người nghe là nguyên liệu thô và các quan sát bước đầu chứ không phải sự diễn giải sau khi xem những bức ảnh chụp nhiều sự kiện nghệ thuật và happening diễn ra trong năm nhiều học giả đã đứng lên bảo với tôi rằng tư liệu nghiên cứu của tôi không thể được gọi là nghệ thuật và hơn nữa các nghệ sĩ kia không phải là người Việt Nam . Khi tôi đề nghị họ triển khai các bình luận của mình họ nói với tôi rằng trình diễn và sắp đặt không có tính truyền thống và ngoài ra còn rất xấu các nghệ sĩ tạo ra chúng chỉ sao chép từ phương Tây và do vậy không thể được coi là những nghệ sĩ Việt Nam đích thực . Tôi không mấy ngạc nhiên trước phản ứng của họ. Ngược lại tôi đã chờ sẵn những lời bình luận như vậy vì chúng xác nhận nhiều giả thuyết của tôi về các khác biệt giữa ý kiến của các nhà phê bình nghệ thuật Việt Nam và ý kiến của những người bên ngoài trong đó có tôi1. Các bình luận ấy cũng nêu ra vấn đề khái niệm mang tính tương đối về thị hiếu và giá trị nghệ thuật. Chúng ta không thể giả định rằng cái người này coi là nghệ thuật trong một bối cảnh lại vẫn nhất thiết được coi là nghệ thuật trong một bối cảnh khác2. Tuy nhiên thay vì tiến hành bàn luận về chủ đề nghệ thuật Việt Nam đích thực là gì ở đây tôi muốn xem xét các câu hỏi ai buộc phải định nghĩa nghệ thuật Việt Nam là gì và làm thế nào mà các nghệ sĩ lại tiến hành định nghĩa nghệ thuật nhân danh Việt Nam. Một phần nghiên cứu của tôi là nhằm để xem xét mối quan hệ của các nghệ sĩ với chính quyền và chừng mực của việc nghệ sĩ sử dụng hình