Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Tôn giáo là hình thái ý thức xã hội, ra đời và phát triển từ hàng ngàn năm nay. Quá trình tồn tại và phát triển của tôn giáo ảnh hưởng khá sâu sắc đến đời sống chính trị, văn hoá, xã hội, đến tâm lý, đạo đức, lối sống, phong tục, tập quán của nhiều dân tộc, quốc gia. | Chủ trương, chính sách của Đảng đối với tín ngưỡng, tôn giáo từng bước được hoàn thiện. Đến đầu thập kỷ 90, trong những năm đầu thực hiện công cuộc đổi mới, Bộ Chính trị ra Nghị quyết số 24-NQ/TƯ về công tác tôn giáo trong tình hình mới, ghi dấu son về sự đổi mới đường lối, chính sách tín ngưỡng, tôn giáo. Sau gần 10 thực hiện Nghị quyết 24, Đảng ta đã tổng kết, đánh giá những thành tựu và nêu rõ những khuyết điểm, đồng thời Bộ Chính trị ra Chỉ thị 37-CT/TƯ ngày 02-7-1998 về công tác tôn giáo trong tình hình mới. Cho đến Nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ bẩy, khoá IX về công tác tôn giaó (Nghị quyết 25-NQ/TƯ ngày 12-3-2003) quan điểm, chính sách của Đảng đối với tín ngưỡng, tôn giáo tiếp tục được khẳng định và phát triển thêm một bước mới phù hợp với sự nghiệp đổi mới của Đảng. Đó là "Tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân, đang và sẽ tồn tại cùng dân tộc trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Thực hiện nhất quán chính sách tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, theo hoặc không theo một tôn giáo nào, quyền sinh hoạt tôn giáo bình thường theo đúng pháp luật".