Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Tham khảo tài liệu 'giáo trình phân tích quy trình ứng dụng điều phối đối tượng dữ liệu mang bộ mô tả kiểu động p6', công nghệ thông tin, kỹ thuật lập trình phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả | Chương VII Điều khiển tuần 1 Vì ký hiệu trung tố chỉ thích hợp đối với phép toán hai ngôi nên một ngôn ngữ không chỉ dùng ký hiệu trung tố mà còn kết hợp với ký hiệu Prexfix hoặc Postfix. Điều này làm cho việc dịch trở nên phức tạp hơn. 2 Khi có nhiều hơn một toán tử trung tố xuất hiện trong một biểu thức thì có thể xẩy ra tình trạng mập mờ nghĩa là một biểu thức có thể biểu diễn bằng nhiều cây biểu thức. Ví dụ biểu thức trung tố A B C có thể được biểu diễn thành hai cây như sau Dấu ngoặc có thể được dùng để chia các toán tử và toán hạng thành các nhóm như A B C hoặc A B C nhưng trong các biểu thức phức tạp thì các dấu ngoặc lồng nhiều lớp là một trở ngại lớn cho người lập trình. Vì lý do này các ngôn ngữ thường sử dụng quy tắc điều khiển ẩn mà việc dùng dấu ngoặc là không cần thiết. Hai quy tắc ẩn phổ biến là a Quy tắc ưu tiên trước Các phép toán xuất hiện trong biểu thức được sắp xếp theo một thứ bậc hoặc một thứ tự ưu tiên trước. Trong một biểu thức có nhiều phép toán thứ bậc theo quy tắc ẩn là phép toán nào có bậc ưu tiên cao hơn sẽ được thực hiện trước. Ví dụ trong biểu thức A B C phép nhân ưu tiên trước phép cộng nên sẽ được thực hiện trước. b Quy tắc kết hợp Trong một biểu thức có nhiều phép toán cùng cấp theo thứ tự ưu tiên thì nguyên tắc kết hợp là cần thiết để hoàn thiện việc xác định thứ tự các phép toán. Ví dụ trong biểu thức A - B - C thì phép toán trừ thứ nhất hay phép trừ thứ hai được thực hiện trước . Kết hợp trái thực hiện từ trái qua phải là nguyên tắc phổ biến nhất cho các phép toán số học do đó A - B - C được xử lý như A - B - C. Tuy nhiên có một số phép toán lại đòi hỏi sự kết hợp phải chẳng hạn phép gán trong ngôn ngữ C. Trong ngôn ngữ C ta có thể viết a b 10 và thứ tự thực hiện là gán 10 cho b trước kết quả trả về của phép gán này là 10 sẽ được gán tiếp cho a. 7.3.4 Dịch biểu thức thành biểu diễn cây Dịch một biểu thức từ sự biểu diễn cú pháp của nó trong văn bản chương trình thành dạng có thể thực hiện là một qúa trình hai giai đoạn. Trước .