Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Nếu Thúy Kiều không giống Ðạm Tiên, nếu Ðạm Tiên cũng chỉ là một người tài nữ không giống như những tài hoa khác, vậy thì khi nhận định Ðạm Tiên như là một "kiểu mẫu" của định mệnh, cụ Nguyễn hình như có phần mâu thuẫn. Thoạt nhìn, chúng ta có cảm tưởng như thế. | CHỮ MỆNH TRONG TRUYỆN KIÈU - QUÁ TRÌNH BIẾN HÓA CỦA VIỆT NHO -phần2 1.4. Dị Biệt và Quy Nguyên hay từ Cá Mệnh tới Định Mệnh Nếu Thúy Kiều không giống Đạm Tiên nếu Đạm Tiên cũng chỉ là một người tài nữ không giống như những tài hoa khác vậy thì khi nhận định Đạm Tiên như là một kiểu mẫu của định mệnh cụ Nguyễn hình như có phần mâu thuẫn. Thoạt nhìn chúng ta có cảm tưởng như thế. Song khi đi sâu vào tâm tư của cụ chúng ta khám phá ra một trụ điểm giải thích sự tương quan nhưng không mâu thuẫn giữa đồng tính và cá biệt tính. Điểm này được Heidegger gọi là nguồn hay theo Nietzsche đó là quy nguyên tính. Chính quy nguyên tính này nói lên thực tính authenticity của hữu thể đồng lúc cũng làm cho hữu thể phát hiện qua cá biệt tính. Chính vì vậy mà hiện thể hiện nghiệp không đồng nhất với tiền nghiệp và hậu nghiệp. Khác với thánh Augustin người từng nhận định quy nguyên tính tiềm ẩn trong chính Thượng Đế quy nguyên tính mà cụ Nguyễn nhấn mạnh chính là thân phận con người hay chính là định mệnh. Đó chính là Heimat hay Quê Hương Ursprung hay Uyên Nguyên tức cội nguồn của hữu thể nói theo danh từ của Heidegger. Vậy thì định mệnh không phải là thiên mệnh nhưng chính là thân phận con người. Mà thân phận con người là thân phận của con người luôn hướng về toàn thể tính Totality hay khát vọng toàn thể tính giống như thánh Augustin từng diễn đạt donec requiescat in te cho tới khi tâm con yên nghỉ nơi Chúa . Cùng lúc ta cũng nhận ra chính sự thiếu sót của con người. Nói cách khác cái mệnh của con người chính là sự việc con người đương hướng về toàn thể tính đương nỗ lực để đạt tới toàn thể tính mà cụ Nguyễn gọi là chữ tâm tức tam tài tức toàn thể. Sự nỗ lực này chỉ có thể thực hiện được nhờ vào chính động lực hoàn thành toàn thể tính đó là tất cả những tài năng của con người. Khi kết luận Truyện Kiều với câu Thiện căn ở tại lòng ta Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài. Cụ Nguyễn muốn diễn đạt ra thiết yếu tính của toàn thể tính. Chỉ có con người toàn diện - một tĩnh từ mà triết gia người