Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Tham khảo tài liệu 'cổ khuẩn(archaea)', tài liệu phổ thông, sinh học phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả | Cổ khuẩn Archaea Mở đầu Những vi sinh vật có khả năng sinh methane mêtan mẫn cảm với oxygen và có cấu trúc màng tế bào đặc biệt đã được biết đến từ lâu nhưng mãi đến cuối những năm 1970 chúng mới được nhìn nhận như đại diện của một dạng sống thứ ba trên trái đất bên cạnh vi khuẩn và sinh vật nhân thật đó là cổ khuẩn. Carl R. Woese và cộng sự 1977 sau khi xem xét trình tự 16S rARN nhận thấy rằng các sinh vật nhân nguyên thuỷ Prokaryote cần được chia thành hai nhóm khác biệt nhau hoàn toàn là Vi khuẩn Eubacteria hay Bacteria và Cổ khuẩn Archaeabacteria hay Archaea và cùng với các Sinh vật nhân thật Eukarya làm thành ba lĩnh giới Domains ở sinh vật Hình 1 . Các nghiên cứu sâu hơn về phả hệ và đặc điểm sinh lý sinh hoá cho thấy rằng cổ khuẩn được tách ra từ rất sớm trong quá trình tiến hoá chúng không gần vi khuẩn nhiều hơn so với sinh vật nhân thật do vậy tên gọi Archaea được đề xuất thay cho Archaeabacteria. Hiện nay cả hai tên gọi Archaea và Archaeabacteria đều được sử dụng trong các tài liệu vi sinh vật tuy nhiên thuật ngữ Archaea chính xác hơn vì rõ ràng cổ khuẩn không phải vi khuẩn mà là một nhóm vi sinh vật riêng biệt. Hình 1. Ba lĩnh giới của sinh vật Vi khuẩn Bacteria Cổ khuẩn Archaea và Sinh vật nhân thật Eukarya . Cổ khuẩn là một nhóm vi sinh vật đặc biệt Cổ khuẩn Archaea bắt nguồn từ tiếng La tinh Archaios có nghĩa là cổ là một nhóm vi sinh vật có nhiều đặc điểm rất khác biệt Bảng 1 . Bảng 1. Những đặc điểm khác biệt của cổ khuẩn so với vi khuẩn và sinh vật nhân thật Đặc điểm Vi khuẩn Bacteria Cổ khuẩn Archaea Sinh vật nhân thật Eukarya Thành tế bào Peptidoglycan Pseudo-peptidoglycan protein polysaccharid glycoprotein cellulose carbonat silicat chitin. Màng tế bào Este-lipid Ete-lipid Este-lipid ARN polymeraza trên khuôn ADN Chỉ có một loại 4 đơn vị 2ũũũ Có nhiều loại 7 12 đơn vị Có ba loại 7 12 đơn vị Ribosom 70 S 70 S 80 S Phản ứng của ribosom với độc Đề kháng Mần cảm Mần .