Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Chè tam hoa đã được nhiều nước nghiên cứu có tác dụng làm dịu thần kinh, lợi tiểu, đào thải độc tố, làm giảm gánh nặng cho tế bào. | Kết hợp hoa đại, hòe, cúc để nấu chè giải độc Chè tam hoa đã được nhiều nước nghiên cứu có tác dụng làm dịu thần kinh, lợi tiểu, đào thải độc tố, làm giảm gánh nặng cho tế bào. Thành phần của chè gồm: Hoa đại, hoa hòe, hoa cúc. Tất cả đồng lượng 10 - 20g khô đem sắc hay hãm lấy nước uống hằng ngày. - Hoa đại: Trước đây, người dân thường sử dụng cây hoa đại phơi khô để làm dùng thuốc chữa ho, kiết lị và ỉa chảy. Hoa khô có tác dụng mạnh hơn hoa tươi. Nên thu hái hoa khi vừa nở hết đem phơi hay sấy khô dùng dần. Qua thí nghiệm, liều dùng cho người có thể tới 60g một ngày. - Hoa hòe (hay còn gọi là hòe hoa): Theo Đông y, hoa hòe vị đắng, tính bình, quy vào kinh can và đại tràng. Hoa hòe chứa 6 - 30% rutin và vitamin P. Rutin là một glucozid kết hợp với vitamin P, giúp tăng cường sức bền của mao mạch, tốt cho người cao huyết áp xơ vữa thành động mạch và phục hồi di chứng sau tai biến. - Hoa cúc (hay còn gọi là cam cúc, cúc điểm vàng): Theo Đông y, cúc hoa có vị đắng cay, tính ôn, quy vào ba kinh phế can và thận. Là thảo dược có tác dụng tán phong thấp, phong nhiệt, thanh can, minh mục, giáng hỏa, thanh nhiệt giải độc. Theo Đông y, các bệnh tăng huyết áp, tim mạch, đề kháng suy giảm, căng thẳng thần kinh. đều do can nóng, can nóng thiêu đốt thận thủy sinh các chứng âm hư nội nhiệt, hoa mắt chóng mặt, cơ thể đào thải kém sinh tích tụ độc tố phát sinh đinh nhọt, xơ vữa động mạch. Ba vị thuốc trên đã hiệp đồng tác dụng thanh can, ích thận, điều chỉnh quá trình chuyển hóa, giãn cốt, dịu thần kinh, lợi tiểu, đào thải độc tố, làm giảm gánh nặng cho tế bào. Tuy nhiên cần chú ý, chè tam hoa có thành phần hoa cúc ảnh hưởng tới quá trình sản sinh và hấp thu sắt. Phụ nữ mang thai và người thiếu sắt không nên dùng.