Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Kinh tế vi mô: Thị trường cạnh tranh không hoàn hảo

Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ

Những doanh nghiệp có quy mô lớn sản xuất với chi phí thấp hơn những doanh nghiệp khác nên có khả năng loại trừ những doanh nghiệp khác ra khỏi ngành bằng cách cắt giảm giá mà vẫn có thể thu được lợi nhuận. | Chương 6. THỊ TRƯỜNG CẠNH TRANH KHÔNG HOÀN HẢO Phần 1. THỊ TRƯỜNG ĐỘC QUYỀN Độc quyền Một thị trường được xem như là độc quyền khi chỉ có một nhà cung ứng trên thị trường đó. Một ngành được xem là độc quyền hoàn toàn khi nó thỏa mãn hai điều kiện sau: Những đối thủ cạnh tranh không thể gia nhập ngành. Không có những hàng hóa thay thế tương tự. I CÁC NGUYÊN NHÂN XUẤT HIỆN ĐỘC QUYỀN I.1 CHI PHÍ SẢN XUẤT Thông thường độc quyền xuất hiện trong những ngành có tính kinh tế nhờ quy mô. Những doanh nghiệp có quy mô lớn sản xuất với chi phí thấp hơn những doanh nghiệp khác nên có khả năng loại trừ những doanh nghiệp khác ra khỏi ngành bằng cách cắt giảm giá mà vẫn có thể thu được lợi nhuận. Sự độc quyền hình thành từ con đường cạnh tranh bằng chi phí như vậy được gọi là độc quyền tự nhiên. Hình 6.1. Chi phí và sản lượng của ngành có tính kinh tế nhờ quy mô LAC Q B QB ACB A QA ACA I.2 Pháp lý Pháp luật bảo hộ bằng phát minh, sáng chế. Pháp luật bảo hộ những ngành có ảnh hưởng đến an | Chương 6. THỊ TRƯỜNG CẠNH TRANH KHÔNG HOÀN HẢO Phần 1. THỊ TRƯỜNG ĐỘC QUYỀN Độc quyền Một thị trường được xem như là độc quyền khi chỉ có một nhà cung ứng trên thị trường đó. Một ngành được xem là độc quyền hoàn toàn khi nó thỏa mãn hai điều kiện sau: Những đối thủ cạnh tranh không thể gia nhập ngành. Không có những hàng hóa thay thế tương tự. I CÁC NGUYÊN NHÂN XUẤT HIỆN ĐỘC QUYỀN I.1 CHI PHÍ SẢN XUẤT Thông thường độc quyền xuất hiện trong những ngành có tính kinh tế nhờ quy mô. Những doanh nghiệp có quy mô lớn sản xuất với chi phí thấp hơn những doanh nghiệp khác nên có khả năng loại trừ những doanh nghiệp khác ra khỏi ngành bằng cách cắt giảm giá mà vẫn có thể thu được lợi nhuận. Sự độc quyền hình thành từ con đường cạnh tranh bằng chi phí như vậy được gọi là độc quyền tự nhiên. Hình 6.1. Chi phí và sản lượng của ngành có tính kinh tế nhờ quy mô LAC Q B QB ACB A QA ACA I.2 Pháp lý Pháp luật bảo hộ bằng phát minh, sáng chế. Pháp luật bảo hộ những ngành có ảnh hưởng đến an ninh quốc gia. Ở nước ta, chưa có doanh nghiệp nào giành được thế độc quyền bằng con đường tự do cạnh tranh mà phải nhờ những quyết định mang tính hành chính. I.3 XU THẾ SÁP NHẬP CỦA CÁC CÔNG TY LỚN Áp lực của việc tìm kiếm khách hàng. Sự sáp nhập của các công ty sẽ mở rộng được thị trường cho từng công ty. Giảm chi phí sản xuất kinh doanh. Việc sáp nhập sẽ làm mở rộng thị trường của các doanh nghiệp nên có thể làm tăng quy mô sản xuất cho từng doanh nghiệp. Điều này có thể tạo ra tính kinh tế nhờ quy mô của quá trình sản xuất. I.4 Tình trạng kém phát triển của thị trường Do hàng hóa không lưu thông tốt trên thị trường cho nên nhà cung ứng nào có điều kiện cung ứng hàng hóa cho một thị trường nào đó mà các nhà cung ứng khác không thể với tới thì sẽ trở thành độc quyền trên thị trường đó. Sự độc quyền như vậy thường xuất hiện ở những vùng sâu, vùng xa, miền biên giới hay hải đảo, .v.v. . II QUYẾT ĐỊNH CUNG CỦA NHÀ ĐỘC QUYỀN II. 1 ĐƯỜNG CẦU VÀ ĐƯỜNG DOANH THU BIÊN Nhà .

TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.