Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Xử lý nợ xấu phải đi đôi với việc ngăn nợ xấu tiếp tục phát sinh. Nếu chỉ dừng ở việc giải quyết mà không nâng cao chất lượng hoạt động thì nợ xấu sẽ quay trở lại với quy mô lớn hơn nhiều. Từ năm 2001, các ngân hàng đã được phép tạo lập nguồn tài chính để xử lý nợ xấu. Các biện pháp được triển khai bao gồm giãn nợ, cơ cấu lại nợ hoặc xóa nợ; dùng dự phòng rủi ro; xử lý tài sản đảm bảo, đòi nợ người bảo lãnh; hoặc bán khoản nợ thông. | GIẢI QUYẾT NỢ XẤU ĐỪNG CHỈ TRÔNG CHỜ VÀO MỘT BÊN Xử lý nợ xấu phải đi đôi với việc ngăn nợ xấu tiếp tục phát sinh. Nếu chỉ dừng ở việc giải quyết mà không nâng cao chất lượng hoạt động thì nợ xấu sẽ quay trở lại với quy mô lớn hơn nhiều. Từ năm 2001 các ngân hàng đã được phép tạo lập nguồn tài chính để xử lý nợ xấu. Các biện pháp được triển khai bao gồm giãn nợ cơ cấu lại nợ hoặc xóa nợ dùng dự phòng rủi ro xử lý tài sản đảm bảo đòi nợ người bảo lãnh hoặc bán khoản nợ thông qua việc thành lập các công ty quản lý nợ và khai thác tài sản AMC trực thuộc NHTM để xử lý nợ xấu. Về phía Chính phủ Thủ tướng cho thành lập công ty mua bán nợ và tài sản tồn đọng doanh nghiệp DATC để giải quyết. Trong số các biện pháp được các tổ chức tín dụng sử dụng như trên thì việc dùng dự phòng rủi ro để xử lý nợ xấu và cơ cấu lại nợ được sử dụng phổ biến nhất. Còn việc mua bán nợ của DATC và các AMC chỉ đạt kết quả ở mức độ khiêm tốn do hạn chế về vốn và quản trị cùng kinh nghiệm của các công ty này. Trong bối cảnh hiện nay với con số 202.000 tỷ đồng nợ xấu tương đương 8 6 tổng dư nợ tính đến thời điểm cuối quý 1 2012 do Cơ quan giám sát của NHNN công bố hay 270.000 tỷ với tỷ lệ nợ xấu 11 8 ở thời điểm cuối năm 2011 do Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia đưa ra thì việc giải quyết nợ xấu là một bài toán vô cùng hóc búa. Dù chưa đến mức đe dọa đến thanh khoản và sự an toàn của hệ thống nhưng giải quyết nợ xấu đang là vấn đề cấp bách nhằm ngăn chặn sự suy sụp của hoạt động sản xuất và sự đổ vỡ niềm tin. Xử lý nợ xấu phải đi đôi với các biện pháp ngăn nợ xấu tiếp tục phát sinh. Nếu chỉ dừng ở việc giải quyết mà không nâng cao chất lượng hoạt động giảm thiểu rủi ro của hệ thống ngân hàng thì nợ xấu sẽ nhanh chóng quay trở lại với quy mô lớn hơn nhiều. Chính vì vậy nhiều ý kiến cho rằng việc giải quyết nợ xấu hiện nay không chỉ trông chờ vào một bên là Chính phủ NHNN hay tổ chức tín dụng mà cần phải có sự phối hợp chặt chẽ. Tất nhiên trách nhiệm của tổ chức tín dụng phải đặt lên hàng đầu và .