Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Đã làm cha mẹ, ai chẳng hơn một lần “nóng mắt” khi gặp phải sự phản ứng cãi cọ bướng bỉnh, không vâng lời của con. Thái độ ứng xử của bạn sau đó thế nào là rất quan | Chẳng ai muốn con cái cãi lại mình muốn, chúng cứ ngoan ngoãn, bảo sao nghe vậy, răm rắp làm theo. Nhưng bạn đừng lầm. Những đứa trẻ như thế chưa hẳn là ngoan, là phúc cho bạn đâu. Hoặc là chúng yếu đuối thụ động, chẳng có và chẳng dám có ý kiến bao giờ nên mới dễ sai khiến như thế. Hoặc là chúng ngấm ngầm phản kháng, không để lộ ra ý nghĩ rồi lại có những hành động khác hẳn mà bạn không ngờ được. Thế nên, đa số các trường hợp, hãy cứ để chúng cãi, dù đúng hay sai, sẽ dễ và tốt hơn cho tất cả. Cha mẹ hiểu con hơn - cả điều chuẩn hay chưa chuẩn của con, nếu thấy lệch lạc thì biết để uốn nắn kịp thời. Con cái “xổ ra” cũng giải tỏa được bức xúc phần nào, đỡ ức chế vì cảm thấy như bị “thiệt thòi” so với cha mẹ. Còn khi bạn không muốn con cãi, làm bạn tức tối không kiềm chế được, phải dùng quyền làm cha mẹ để trừng phạt, trấn áp mới hả giận thì đó lại là vấn đề của bạn. Dù trong hoàn cảnh nào, cả khi con cãi hỗn, cha mẹ vẫn phải bình tĩnh, làm chủ được cảm xúc và hành vi của mình. Những sự nổi nóng rồi đánh chửi, phạt vạ con thô bạo thì không làm cho con hiểu được sai đúng và mọi sự chỉ càng xấu đi. Cũng phải thật khách quan để nhìn nhận thế nào là hỗn thật sự. Một câu cãi quá, thốt ra lúc nóng nảy chưa chắc đã là hỗn vì con có thể hối hận ngay sau đó. Cha mẹ cũng nên thông cảm, lựa lúc thích hợp phân tích cho con hiểu rồi bỏ qua, đừng chì chiết, nhắc lại nhiều lần. Còn lại, sự cãi cọ, phản kháng bình thường của con là chính đáng. Chứng tỏ con có tư duy, dám nhận xét, dám đối mặt. Cha mẹ cần chấp nhận để có sự giảng giải, đối thoại thật dân chủ, công bằng, khách quan.