Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Mùa hè năm 1978, khi còn là sinh viên năm thứ hai tại Đại học Moscow, tôi có dịp lần đầu tiên sang Đông Đức chơi. Tại bảo tàng mỹ thuật thành phố Leipzig tôi đã được chiêm ngưỡng bức tượng Beethoven bằng đá cẩm thạch của nhà điêu khắc Max Klinger (18571920). .Bức tượng này mô tả Beethoven như thần Zeus – chúa tể của các vị thần Olympia – ngự trên ngai vàng, có con chim ưng sợ hãi nép tránh ra phía dưới chân | Vê bức bích họa Beethoven s frieze của Gustav Klimt The Beethoven Frieze Mùa hè năm 1978 khi còn là sinh viên năm thứ hai tại Đại học Moscow tôi có dịp lần đầu tiên sang Đông Đức chơi. Tại bảo tàng mỹ thuật thành phố Leipzig tôi đã được chiêm ngưỡng bức tượng Beethoven bằng đá cẩm thạch của nhà điêu khắc Max Klinger 18571920 . Bức tượng này mô tả Beethoven như thần Zeus - chúa tể của các vị thần Olympia - ngự trên ngai vàng có con chim ưng sợ hãi nép tránh ra phía dưới chân. Bức tượng Beethoven của nhà điêu khắc Max Klinger Hồi đó tôi đã không biết rằng lịch sử bức tượng này lại gắn với tên tuổi của cả Gustav Klimt. Năm 1897 để phản đối sự bảo thủ trong hội Nghệ sĩ Vienna một số nghệ sĩ Áo đã ly khai khỏi hội này và thành lập hội riêng lấy tên là nhóm Ly khai thành Vienna Vienna Secession . Chủ tịch đầu tiên của nhóm Ly Khai này chính là Gustav Klimt. Nhóm Ly khai thành Vienna ra tờ báo riêng là tờ Ver Sacrum Mùa Xuân Linh Thiêng . Bìa số đầu tiên của tờ Ver Sacrum Nhóm Ly khai đặt trụ sở tại tòa nhà Ly khai thành Vienna Wiener Secessionsgebăude . Tòa nhà này do Joseph Maria Olbrich - kiến trúc sư và là một người đồng sáng lập của nhóm - thiết kế và xây dựng năm 1897 dùng làm nhà triển lãm của nhóm. Trên cửa ra vào của tòa nhà có ghi dòng chữ Nghệ thuật riêng cho mỗi thế hệ. Tự do cho nghệ thuật. Tới năm 1900 ảnh hưởng của nhóm Ly khai đã hoàn toàn lấn át ảnh hưởng của hội nghệ sĩ .