Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Vài nhận xét về 12 điều lệ y đức của Việt Nam Nguyễn Văn Tuấn Năm 1996, Bộ Y tế ban hành 12 điều y đức, được lồng kính và trịnh trọng treo ở các bệnh viện và trung tâm y tế. Nhưng ít người thuộc 12 điều này, và càng ít hơn số người thực hiện theo 12 điều y đức đó. Theo ý kiến của người viết bài này, 12 điều y đức Việt Nam cần phải sửa đổi, vì một số điều không thích hợp và có những trùng lập cũng như mâu thuẫn. Phần lớn các nguyên. | Vài nhận xét về 12 điều lệ y đức của Việt Nam Nguyễn Văn Tuấn Năm 1996 Bộ Y tế ban hành 12 điều y đức được lồng kính và trịnh trọng treo ở các bệnh viện và trung tâm y tế. Nhưng ít người thuộc 12 điều này và càng ít hơn số người thực hiện theo 12 điều y đức đó. Theo ý kiến của người viết bài này 12 điều y đức Việt Nam cần phải sửa đổi vì một số điều không thích hợp và có những trùng lập cũng như mâu thuẫn. Phần lớn các nguyên tắc y đức trên thế giới tập trung vào 4 khía cạnh chính chuyên môn bệnh nhân luật pháp và cộng đồng. Nhưng đọc qua 12 điều y đức của Việt Nam tôi không thấy một bố cục logic như thế thay vào đó là những câu văn dài lượm thượm thiếu tính liên tục và thiếu tính khúc chiết. Chẳng hạn như Điều 1 viết Chăm sóc sức khoẻ cho mọi người là nghề cao quý. Khi đã tự nguyện đứng trong hàng ngũ y tế phải nghiêm túc thực hiện lời dạy của Bác Hồ . Thật ra câu văn này không thể xem là qui ước điều lệ hay nguyên tắc y đức mà là phát biểu mang tính khẩu hiệu. Ngành nghề phục vụ nào cũng cao quí chứ chẳng riêng gì ngành y tế. Người phu quét đường hay người thợ hớt tóc cũng là những nghề cao quí. Điều 1 còn nói đến lời dạy của Bác Hồ nhưng không một chỗ nào trong 12 điều y đức nói đến những lời dạy đó là gì Theo tôi đoạn này nên bỏ vì thừa và không cần thiết. Điều 1 còn yêu cầu người thầy thuốc chẳng những không ngừng học tập mà còn tích cực nghiên cứu khoa học để nâng cao trình độ chuyên môn . Thật ra điều lệ này giống như một tiêu chuẩn hơn là qui ước và cũng rất khó thực hiện bởi vì không phải bác sĩ hay y sĩ nào cũng có điều kiện nghiên cứu khoa học. Không một trường y hay bệnh viện nào ở nước ta có đủ sách vở và tập san y khoa để sinh viên và thầy cô tham khảo thì làm sao đòi hỏi người thầy thuốc học tập liên tục được. Ở nước ngoài mà tôi biết như Mĩ và Úc không có qui ước này trong các nguyên tắc y đức. Do đó tôi đề nghị bỏ điều này và thay vào một điều khác thực tế hơn chẳng hạn như Người thầy thuốc phải liên tục học hỏi và trao dồi chuyên môn và duy trì .