Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Phán quyết sau cùng: Chất béo không ảnh hưởng đến ung thư và bệnh tim Nguyễn Văn Tuấn Tập san JAMA mới công bố 3 báo cáo khoa học liên quan đến ảnh hưởng của chất béo trong thực phẩm và ung thư vú, ung thư ruột, và bệnh tim. Phân tích số liệu từ công trình nghiên cứu Women’s Health Initiative (WHI), các nhà nghiên cứu đi đến kết luận rằng giảm lượng chất béo trong thức ăn không có ảnh hưởng đến nguy cơ bị ung thư vú và ung thư ruột, cũng chẳng làm giảm nguy cơ bị. | Phán quyết sau cùng Chất béo không ảnh hưởng đến ung thư và bệnh tim Nguyễn Văn Tuần Tập san JAMA mới công bố 3 báo cáo khoa học liên quan đến ảnh hưởng của chầt béo trong thực phẩm và ung thư vú ung thư ruột và bệnh tim. Phân tích số liệu từ công trình nghiên cứu Women s Health Initiative WHI các nhà nghiên cứu đi đến kết luận rằng giảm lượng chầt béo trong thức ăn không có ảnh hưởng đến nguy cơ bị ung thư vú và ung thư ruột cũng chẳng làm giảm nguy cơ bị bệnh tim và không kéo dài tuổi thọ. Vì qui mô của công trình nghiên cứu các kết quả này được xem là phán quyết sau cùng về mối liên hệ giữa chầt béo và ung thư cũng như bệnh tim. Chất béo và kĩ nghệ tiết thực Câu chuyện về mối liên hệ giữa chầt béo và sức khỏe bắt đầu từ hơn 50 năm về trước. Trước thế chiến thứ II các chuyên gia dinh dưỡng rầt quan tâm đến tình trạng thiếu dinh dưỡng và suy dinh dưỡng trong người Mĩ. Lúc đó ăn nhiều chầt béo không phải là một cái tội mà có khi còn được khuyến khích. Thế nhưng sau thế chiến thứ II các nhà khoa học thầy đàn ông trung niên Mĩ bắt đầu chết như sung rụng. Đến năm 1952 các nhà khoa học nghi ngờ rằng chầt béo trong thực phẩm là một thủ phạm làm cho đàn ông Mĩ chết sớm. Năm 1961 công trình nghiên cứu nổi tiếng Framingham công bố kết quả cho thầy một mối liên quan giữa cholesterol và bệnh tim. Khởi đầu từ thập niên 1950s thế kỉ trước một số nghiên cứu trên chuột cho thấy khá nhất quán rằng khi chuột được cho ăn thức ăn có nhiều chất béo thường dễ bị ung thư hơn chuột ăn ít chất béo. Lúc đó ít ai để ý đến những quan sát này nhưng đến thập niên 1970s khi có nhiều nghiên cứu dịch tễ học phát hiện tỉ lệ ung thư vú ruột da v.v. thường cao hơn ở các quần thể và quốc gia mà chất béo được tiêu thụ nhiều hơn các quần thể ít ăn chất béo. Ở Nhật các nhà nghiên cứu ghi nhận tỉ lệ ung thư đường ruột và ung thư vú gia tăng một cách nhanh chóng sau khi người Nhật gia tăng tiêu thụ chất béo. Tương tự người gốc châu Á khi di dân sang các nước đã phát triển như Mĩ và Âu châu cũng có tỉ lệ