Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
SỬ LIỆU NGHIÊN CỨU VỀ TRẦN NHÂN TÔNG 2 Bản Việt âm thi tập này sau đó đã được dùng làm nguồn tư liệu cho các tác phẩm có ghi chép về thơ văn của các vua quan đời Trần. Điển hình là bộ sách đồ sộ Toàn Việt thi lục của Lê Quý Đôn và Trần triều thế phả hành trạng của một tác giả vô danh đời Nguyễn. Về phần Trần Nhân Tông, Toàn Việt thi lục của Lê Quý Đôn, sau khi loại bài thơ Hạnh Thiên Trường phủ, cũng chỉ giới hạn trong số 26 bài thơ,. | SỬ LIỆU NGHIÊN CỨU VỀ TRẦN NHÂN TÔNG 2 Bản Việt âm thi tập này sau đó đã được dùng làm nguồn tư liệu cho các tác phẩm có ghi chép về thơ văn của các vua quan đời Trần. Điển hình là bộ sách đồ sộ Toàn Việt thi lục của Lê Quý Đôn và Trần triều thế phả hành trạng của một tác giả vô danh đời Nguyễn. Về phần Trần Nhân Tông Toàn Việt thi lục của Lê Quý Đôn sau khi loại bài thơ Hạnh Thiên Trường phủ cũng chỉ giới hạn trong số 26 bài thơ mà Việt âm thi tập đã có chứ không bổ sung thêm được bài nào. Thánh đăng ngữ lục đươc thiền sư Chân Nguyên in vào năm 1705 và bản in do Tính Quảng đề tựa vào năm 1750 đã không đến tay Lê Quý Đôn. Vì vậy ông đã không thể khai thác số thơ văn có ghi chép trong tác phẩm đó. Trần triều thế phả hành trạng càng giới hạn hơn chỉ ghi lại được hơn 18 bài. Còn về nguồn tư liệu Trung Quốc thì Nguyên sử đặc biệt là phần viết về đất nước ta biết dưới mục An Nam truyện cung cấp một phần lớn các thông tin liên hệ đến hai cuộc chiến tranh Mông - Việt vào những năm 1285 và 1288 và những quan hệ ngoại giao trước và sau hai cuộc chiến tranh này. Để bổ sung ta có An Nam chí lược của Lê Thực Thiên nam hành ký của Từ Minh Thiện và Trần Cương Trung thi tập của Trần Phu. Các tác giả của ba tác phẩm này đều là những người cùng thời với vua Trần Nhân Tông đã đứng về phía kẻ thù của dân tộc và tham gia trực tiếp vào các hoạt động chính trị quân sự liên hệ với nước ta dưới dạng này hay dạng khác. Cho nên dù nhìn những hoạt động ấy dưới lăng kính đối lập với quyền lợi của dân tộc họ vẫn cho ta một số thông tin chính trị và quân sự có quan hệ với vua Trần Nhân Tông. Đặc biệt họ đã giữ lại cho ta 22 văn kiện ngoại giao mà vua Trần Nhân Tông đã gửi cho vua quan nhà Nguyên. Đây là một mảng tư liệu phía nước ta trong bảy trăm năm qua tuy có biết đến nhưng chưa bao giờ khai thác có hệ thống và công bố đầy đủ nhằm làm cơ sở cho sự nhận thức về cuộc đấu tranh ngoại giao đầy cam go trước và sau hai cuộc chiến tranh vừa nói. Chẳng hạn Lê Quí Đôn có nhắc tới Thiên nam hành ký và