Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
TRẦN NHÂN TÔNG - CUỘC ĐỜI , TÁC PHẨM & SỰ NGHIỆP 1 Giới thiệu: Vua Trần Nhân Tông là một vị anh hùng dân tộc, có những đóng góp to lớn, nhiều mặt cho đất nước, cho lịch sử. Vua đã trực tiếp lãnh đạo quân và dân nước ta, tập hợp được những nhà quân sự tài giỏi, huy động được tiềm lực của toàn dân, đánh thắng đội quân hung hãn, thiện chiến nhất thời bấy giờ, làm nên những chiến công oanh liệt Hàm Tử, Chương Dương, Bạch Đằng, Tây Kết lẫy lừng, đưa dân tộc ta. | TRẦN NHÂN TÔNG - CUỘC ĐỜI TÁC PHẨM SỰ NGHIỆP 1 Giới thiệu Vua Trần Nhân Tông là một vị anh hùng dân tộc có những đóng góp to lớn nhiều mặt cho đất nước cho lịch sử. Vua đã trực tiếp lãnh đạo quân và dân nước ta tập hợp được những nhà quân sự tài giỏi huy động được tiềm lực của toàn dân đánh thắng đội quân hung hãn thiện chiến nhất thời bấy giờ làm nên những chiến công oanh liệt Hàm Tử Chương Dương Bạch Đằng Tây Kết lẫy lừng đưa dân tộc ta lên đỉnh cao của thời đại. Không những thế vua đã mở rộng biên cương của tổ quốc đặt nền móng vững chắc cho sự nghiệp nam tiến hoành tráng của dân tộc mà con cháu hôm nay và mai sau mãi mãi ghi nhớ và biết ơn. Thêm vào đó nền văn hóa Việt Nam thời đại vua Trần Nhân Tông đã xuất hiện hai sự kiện có ý nghĩa hết sức trọng đại. Thứ nhất là việc dùng tiếng Việt như một ngôn ngữ hành chánh chính thức của triều đình cùng với tiếng Hán. Đây là lần đầu tiên việc sử dụng tiếng Việt đã được ghi lại bằng minh văn. Các triều đại trước chắc chắn đã ít nhiều dùng tiếng Việt nhưng cho đến nay ta không có bất cứ một xác minh nào. Chính dưới thời vua Nhân Tông mà một sự kiện như thế đã chính thức được chép lại. Phải nói rằng tiếng Việt sử dụng chính thức này đã tạo điều kiện cho sự ra đời một loạt các tác phẩm văn học tiếng Việt từ Tiều Ân quốc ngữ thi tập của Chu Văn An cho đến bản dịch Kinh Thi của Hồ Quí Ly cùng các bài thơ của Nguyễn Biểu Trần Trùng Quang. Đặc biệt là Quốc Âm thi tập của Nguyễn Trãi và bản dịch kinh Phật thuyết đại báo phụ mẫu ân trọng và Phật thuyết báo phụ mẫu ân trọng tiếng Việt xưa nhất hiện còn có thể là của thiền sư Viên Thái. Sự kiện thứ hai là việc vua Trần Nhân Tông đã thành lập dòng thiền Trúc Lâm Yên Tử thuần túy Việt Nam với chủ trương Cư trần lạc đạo. Triều vua Trần Nhân Tông có những biến động chính trị quân sự to lớn qua việc hai lần đánh thắng quân xâm lược Nguyên Mông và việc sát nhập hai châu Ô Lý vào bản đồ Đại Việt cùng những biêện động học thuật với việc sử dụng tiếng Việt như một ngôn ngữ chính thức cùng .