Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Bỏ lại sau lưng đáy của cuộc Đại Suy thoái 2008-09, nền kinh tế toàn cầu phục hồi mạnh trong hai quý đầu năm. Tuy nhiên từ giữa năm, xuất hiện sự phân hóa rõ rệt giữa nhóm các nước phương Tây phát triển và nhóm các nước phương Đông đang phát triển. Trong khi các nước đang phát triển tiếp tục vượt qua khủng hoảng và tăng trưởng mạnh mẽ thì kinh tế các nước phương Tây bắt đầu chững lại. Bên cạnh tăng trưởng thấp, các nước phát triển còn phải đối mặt với tỷ lệ thất nghiệp. | TÓM TẮT BÁO CÁO Tổng quan về kinh tế thế giới năm 2010 Bỏ lại sau lưng đáy của cuộc Đại Suy thoái 2008-09 nền kinh tế toàn cầu phục hồi mạnh trong hai quý đầu năm. Tuy nhiên từ giữa năm xuất hiện sự phân hóa rõ rệt giữa nhóm các nước phương Tây phát triển và nhóm các nước phương Đông đang phát triển. Trong khi các nước đang phát triển tiếp tục vượt qua khủng hoảng và tăng trưởng mạnh mẽ thì kinh tế các nước phương Tây bắt đầu chững lại. Bên cạnh tăng trưởng thấp các nước phát triển còn phải đối mặt với tỷ lệ thất nghiệp cao và kéo dài. Đặc biệt nghiêm trọng hơn nợ công cao và thâm hụt ngân sách trầm trọng đã đẩy liên minh kinh tế châu Âu EU vào một cuộc khủng hoảng mới khủng hoảng nợ công và đe dọa sự ổn định của hệ thống tài chính thế giới. Tuy ít chịu ảnh hưởng trực tiếp từ EU kinh tế Mỹ phục hồi khá chậm trong khi tỷ lệ thất nghiệp vẫn ở mức cao là gần 10 . Đây là nguyên nhân chính khiến Cục dự trữ liên bang Mỹ Fed buộc phải tiếp tục duy trì chính sách tiền tệ nới lỏng để vực nền kinh tế. Kết quả là một lượng lớn thanh khoản được bơm ra thị trường trong khi lãi suất đã gần bằng không. Chính sách tiền tệ nới lỏng định lượng quá mức và lãi suất gần bằng không tại các nền kinh tế chủ chốt đã khiến dòng vốn rẻ tràn ngập thị trường tài chính thế giới đặc biệt là tới các nền kinh tế mới nổi nơi có lãi suất và lợi nhuận cao. Ngân hàng Trung Ương các như nước này phải chật vật can thiệp thị trường để kiềm chế đồng nội tệ tăng giá. Làn sóng can thiệp tỷ giá này đã dấy lên mối lo ngại về một cuộc Chiến tranh Tiền tệ và châm ngòi cho Chiến tranh Thương mại đẩy kinh tế thế giới vào một Đại Khủng hoảng mới. Rất may cuộc đua phá giá đã không nghiêm trọng như nhiều người lo ngại một phần nhờ sự hợp tác phối hợp của nhóm G20. Tuy nhiên dòng vốn nóng gia tăng mạnh trong năm đã góp phần làm giá các loại hàng hóa tăng đột biến và lạm phát quay lại ở các nước mới nổi do tăng trưởng nóng. Cuối cùng năm 2010 cũng đánh dấu một thay đổi lớn về tư duy quản lý và giám sát hệ thống ngân .