Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Cây lúa trồng hiện nay đã trải qua một lịch sử tiến hóa rất lâu dài và khá phức tạp, với nhiều thay đổi rất lớn về đặc điểm hình thái, nông học, sinh lý và sinh thái để thích nghi với điều kiện khác nhau của môi trường thay đổi theo không gian và thời gian. Sự tiến hoá nầy bị ảnh hưởng rất lớn bởi 2 tiến trình chọn lọc: chọn lọc tự nhiên và chọn lọc nhân tạo. Hiểu biết về nguồn gốc cây lúa trồng giúp ta hình dung được quá trình tiến hóa và hiểu được điều kiện môi trường. | Đồng bằng sông Cửu Long là vùng đất trẻ được thành lập không quá 10.000 năm, do phù sa sông Mekong bồi đắp và do tác động của hiện tượng biển lùi. Cứ mỗi lần biển lùi, một dãy đất mới được thành lập để lại các dãy giồng cát song song với bờ biển rất điển hình ở các tỉnh Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu. Tác động của dòng chảy của sông Cửu Long và triều biển (biển Đông với chế độ bán nhật triều và Vịnh Thái Lan với chế độ nhật triều) đã hình thành nên vùng phù sa ven sông và đất phèn từ nhẹ đến nặng tại các vùng trũng Đồng Tháp Mười, Tứ giác Long Xuyên, vùng trũng Tây Nam sông Hậu và bán đảo Cà Mau. Cho tới đầu thập niên 80, hơn 75% diện tích đất canh tác ở ĐBSCL đều nhờ vào nước trời, đại bộ phận đất đai cần phải được cải tạo mới có thể trồng lúa tốt được. Những năm gần đây, nhờ vào việc mở rộng các hệ thống thuỷ lợi lớn, vừa và nhỏ mà diện tích có thể tưới tiêu đã tằng lên đến trên 75%. Một cách tổng quát, có thể chia đất đồng bằng sông Cửu Long làm 4 nhóm chính (Hình 3.7): (1) Nhóm đất mặn: chiếm khoảng 800.000 ha (21%) phân bố dọc theo bờ biển. Thiếu nước ngọt và bị nhiễm mặn vào mùa khô là hạn chế chính trong sản xuất lúa ở vùng nầy. Thêm vào đó, rừng đước bị chôn vùi lâu năm dưới lớp đất phù sa tạo nên loại đất phèn tiềm tàng và hiện tại kết hợp với mặn càng làm cho việc sản xuất lúa gặp nhiều khó khăn hơn. Ở các vùng đất phù sa bị nhiễm mặn, lúa bị độc chủ yếu do sự tích lũy các ion Cl