Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Tham khảo bài viết 'báo cáo " thử xác định đối tượng cho chính sách kích cầu ở việt nam cách tiếp cận phân tích bảng cân đối liên ngành liên vùng "', luận văn - báo cáo phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả | T ạp chí Khoa học ĐHQGHN Kinh tế và Kinh doanh 25 2009 113-121 Thử xác định đối tượng cho chính sách kích cầu ở Việt Nam -cách tiếp cận phân tích bảng cân đối liên ngành liên vùng TS. Nguyễn Đức Thành CN. Bùi Trinh Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách CEPR Trường Đại học Kinh tế Đại học Quốc gia Hà Nội 144 Xuân Thuỷ Cầu Giấy Hà Nội Việt Nam Nhận ngày 01 tháng 4 năm 2009 Tóm tắt. Nghiên cứu này sử dụng mô hình bảng cân đối liên ngành liên vùng 27 ngành và 8 vùng nhằm ước lượng hiệu ứng lan toả của các đối tượng kinh tế khác nhau khi tiếp nhận gói kích cầu. Kết quả tính toán cho thấy xét theo khía cạnh thành phần của tổng cầu hiệu ứng lan toả biến đổi theo thời gian. Trước đây đầu tư là đối tượng đem lại hiệu ứng lan toả lớn nhưng nó đã liên tục giảm. Gần đây tiêu dùng đang dần vươn lên trở thành yếu tố có hiệu ứng lan toả lớn nhất trong đó tiêu dùng nông thôn lại có hiệu ứng lan toả mạnh hơn tương đối so với tiêu dùng thành thị. Xét về vùng thì trong 8 vùng lớn của cả nước kích thích vào khu vực Đông Nam Bộ và Đông Bắc Bộ sẽ đem lại hiệu quả nhiều hơn. Xét trong các ngành sản xuất và dịch vụ của nền kinh tế ngành chế biến lương thực thực phẩm có chỉ số lan toả lớn nhất tiếp đó là ngành công nghiệp chế biến hàng hoá tiêu dùng và công nghiệp chế biến nguyên vật liệu phục vụ sản xuất có cả chỉ số lan toả và độ nhậy cao hơn mức bình quân chung của cả nước. Như vậy đây dường như là 3 ngành nên được chú trọng kích thích hơn cả nếu mục tiêu là thúc đẩy tăng trưởng tế. 1. Giới thiệu Cuộc khủng hoảng tài chính ở Mỹ đã dẫn tới khủng hoảng kinh tế ở nước này kéo theo phản ứng dây chuyền lên toàn bộ nền kinh tế của các nước công nghiệp phát triển. Kết quả là các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam bị ảnh hưởng tiêu cực theo nhiều khía cạnh. Cộng thêm những khó khăn kinh tế đã tích tụ trong hai năm 2007 và 2008 nền kinh tế Việt Nam đang hướng tới một cuộc suy thoái mà biểu hiện là tăng trưởng kinh tế chậm lại khu vực doanh nghiệp đình đốn và thất nghiệp có khuynh .